Bệnh thường gặp khi bị mỡ máu cao
(Giúp bạn)Trong số bệnh tật do mỡ máu bị rối loạn gây ra, bệnh về tim mạch là đáng sợ nhất.
- 1Bệnh tim mạch:
số triglycerides cao kết hợp với tăng lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL - C) và lipoprotein tỉ trọng rất thấp (VLDL - C) tăng gấp đôi nguy cơ bị các bệnh lý tim mạch như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch nhất là động mạch vành tim, động mạch não, các bệnh của động mạch ngoại biên...Đây là những bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh lý thường gặp.
- 2
Tiểu đường type 2:
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: triglycerides cao kết hợp với tăng huyết áp và giảm lipoprotein tỉ trọng cao (HDL - C) làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2 lên từ 2-5 lần.
- 3
Đột quỵ:
Đột quỵ là tổn thương não xảy ra khi nguồn cung cấp máu tới các tế bào não bị giảm. Tăng triglycerides là một trong những nhân tố gây đột quỵ do triglycerides làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý tim mạch và đái tháo đường type 2.
- 4
Bệnh gan:
Mỡ tích tụ trong gan là một trong các nguyên nhân của bệnh gan mãn tính. Ví dụ: gan nhiễm mỡ, xơ gan, suy gan... Trong số các trường hợp gan nhiễm mỡ thì nguyên nhân phổ biến nhất là đái tháo đường type 2, béo phì và triglycerides cao
- 5
Viêm tụy:
Tuyến tụy là một cơ quan quan trọng, có chức năng sản xuất dịch tiêu hóa cần thiết để hấp thụ thức ăn. Lượng mỡ máu triglycerides rất cao (>13mmol/l) có thể gây viêm tuy cấp. Nếu dịch tiêu hóa bị rò rỉ bên ngoài tuyến tụy, nó có thể đe dọa đến tính mạng.a
- 6Sa sút trí tuệ:
Là một chứng bệnh ảnh hưởng đến trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ và hành vi. Tuổi tác là một nguy cơ lớn đối với chứng mất trí, nhưng chỉ số mỡ máu triglycerides cao cũng vậy. Nguyên nhân là do triglycerides cao có thể gây hại cho mạch máu bên trong não, góp phần tạo nên một protein độc hại được gọi là amyloid. Chính amyloid làm tăng nguy cơ bị sa sút trí tuệ.Tóm lại, rối loạn mỡ máu có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.Do đó nếu bị rối loạn mỡ máu, người bệnh cần hạn chế dùng các loại thực phẩm có chứa các chất béo và cholesterol như bơ, sữa, thịt xông khói, dầu dừa, dầu quả cây cọ, các phủ tạng động vật, da gà, da vịt…Với người bị béo phì nên có chế độ giảm béo. Nếu không bị tăng huyết áp, sức khỏe tốt thì có thể tập một số động tác nặng như đi bộ với tốc độ nhanh, chạy với tốc độ vừa phải vài ba trăm mét...Với người nghiện thuốc lá, bia, rượu thì cần giảm dần để đi tới bỏ hẳn.Khi đã bị rối loạn mỡ máu nên khám bệnh định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Trong một số trường hợp, bác sĩ khám bệnh cho chỉ định dùng thuốc làm giảm mỡ máu. Tuyệt đối không tự động mua thuốc dùng khi không có đơn của bác sĩ. Bởi vì dùng thuốc giảm mỡ máu cần phải theo dõi chặt chẽ men gan (SGOT và SGPT) và một số chỉ số sinh hóa khác.