Bí quyết giúp bạn giải tỏa áp lực tâm lý hiệu quả

09:55 11/02/2014

(Giúp bạn)Khi tâm lý của bạn đang lo lắng không thể tự khống chế, điều chỉnh được, bạn không nên bố trí giống như lịch trình làm việc, hãy nhanh chóng chia sẻ với mọi người, cười thật lớn, nhìn nhận lại sự việc, từng bước giải quyết mâu thuẫn…

  • 1

    Nhanh chóng chia sẻ với người khác:

    Giả dụ như bạn đang lo lắng chuyện gì đó, nhất định không nên để trong lòng tức tối, hãy chia sẻ với người mà bạn cảm thấy tin tưởng, người bình tĩnh để được giải thoát, nhận được sự ủng hộ và hướng dẫn.

  • 2

    Cười lớn:

    bi-quyet-giup-ban-giai-toa-ap-luc-tam-ly-hieu-qua-1

    Cười lớn là cách tốt nhất để giải tỏa áp lực.

    Cười lớn là cách tốt nhất để giải tỏa áp lực, cũng là một cách thể hiện niềm vui. Lo lắng và căng thẳng tự nhiên rời xa bạn.

  • 3

    Nghe nhạc

    Nghe nhạc nhẹ có tác dụng giải tỏa áp lực. Nếu bạn biết chơi piano hoặc các nhạc cụ khác sẽ có tác dụng tĩnh tâm rất tốt.

  • 4

    Đọc sách báo

    Đọc sách có thể nói là phương thức giải tỏa áp lực đơn giản nhất, nhẹ nhàng nhất, không những có tác dụng giải tỏa áp lực mà còn có thể tăng thêm kiến thức và niềm vui cho bạn nữa đấy.

    bi-quyet-giup-ban-giai-toa-ap-luc-tam-ly-hieu-qua-2

  • 5

    Nhìn nhận lại sự việc

    Con người ai cũng đều có sai lầm, nếu thực sự nhận thấy mình đã sai lầm, hãy nhìn lại bản thân mới có thể nhìn nhận được vấn đề một cách thấu đáo, rút kinh nghiệm và tiếp tục trở lại với công việc bình thường.

  • 6

    Hét lớn

    Tìm tới một nơi tĩnh lặng để hét lên hoặc khóc lớn, nước mắt sẽ làm vơi đi những nỗi đau trong lòng, đó cũng là một cách để giải tỏa áp lực.

  • 7

    Làm việc thiện

    Gặp chuyện buồn nhất định không nên ôm hận trong lòng (dù là mình đúng). Ôm hận trong lòng sẽ khiến cho bạn căng thẳng, lấy lỗi của người khác tự trừng phạt mình.

  • 8

    Không nên chỉ trích, trách móc

    Không nên kỳ vọng quá lớn vào người khác, nên nhìn vào ưu điểm của người họ, không nên quá chú ý tới hành vi của họ. Thế giới không có sự hoàn mỹ, vì thế mà thiếu công bằng, vì vậy mà nên tự nhủ lòng mình: Mình sẽ cố gắng làm những gì tốt nhất có thể, làm không tốt cũng không phải là lỗi của mình.

  • 9

    Tạo không gian cho riêng mình

    Không nên cứ chú trọng tới chuyện nhỏ nhặt, luôn muốn mình lúc nào cũng hoàn mỹ, cuộc sống không phải như vậy, bạn hãy tạo không gian riêng cho người khác, bản thân mình cũng nên hòa nhập vào đó. Học cách nói “không”.

    bi-quyet-giup-ban-giai-toa-ap-luc-tam-ly-hieu-qua-3

  • 10

    Học cách chạy trốn

    Nên tránh tham gia những hoạt động nào không cần thiết, rắc rối và phức tạp, tránh va chạm với những người rắc rối, phiền toái. Khi không cần thiết tốt nhất nên giữ thái độ trầm tĩnh, lắng nghe người khác cũng có thể giảm nhẹ áp lực tâm lý.

  • 11

    Tránh làm siêu nhân

    Không nên việc gì cũng đều thực hiện xuất sắc, biết phân biệt những việc nào bảo đảm bước đường thăng tiến của bạn, sau đó tập trung tinh lực vào những việc đó. Vô tư tận hưởng niềm vui, không những có thể giảm được áp lực tâm lý, mà còn có thể tránh được bi kịch xảy ra.

    bi-quyet-giup-ban-giai-toa-ap-luc-tam-ly-hieu-qua-4

    Tránh làm việc nhiều, nên giải quyết từng việc một.

  • 12

    Làm chậm nhịp độ

    Khi cục diện đã rơi vào tình thế không thể khống chế được nữa, chi bằng hãy điều chỉnh tiết tấu, không nên bố trí giống như lịch làm việc, tiến hành “xử lý nguội”.

  • 13

    Biết nhượng bộ

    Dù bạn đúng hoàn toàn, nhượng bộ một chút cũng không hạ thấp thân phận của bạn. Tục ngữ cũng có câu: Lùi một nước biển rộng trời cao. Huống hồ những việc này cũng có thể xử lý nhẹ nhàng, lùi một bước có thể tạo được khoảng không lớn.

  • 14

    Gặp chuyện nên trầm tĩnh

    Trầm tĩnh là một trong những tiêu chí thể hiện sự trưởng thành của con người. Bình tĩnh xử lý những việc phức tạp, có tác dụng giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.

  • 15

    Từng bước giải quyết căng thẳng

    Lo lắng sẽ khiến cho con người ta rơi vào trạng thái nóng vội. Lúc này nên chọn hai nhiệm vụ cấp bách nhất, giải quyết từng việc, không những thành công mà còn có tác dụng tăng thêm động lực xử lý những việc còn lại nữa đấy.

  • 16

    Kiềm chế nóng giận

    Xảy ra chuyện nên kiềm chế nóng giận, nên học cách tự kiềm chế bản thân. Sau khi bình tĩnh trở lại xử lý vấn đề thích đáng hơn, lý trí hơn.

    bi-quyet-giup-ban-giai-toa-ap-luc-tam-ly-hieu-qua-5

  • 17

    Làm việc tốt

    Nếu bạn luôn có chuyện phải lo lắng, chi bằng hãy giúp người khác làm chút việc tốt, như vậy có thể giải tỏa được phiền não, mang lại cho bạn niềm vui trong cuộc sống.

  • 18

    Nhìn sự việc thoáng hơn

    Một khi trong lòng cảm thấy bất an, lo lắng, cố gắng nghĩ thoáng hơn, quan sát xem xung quanh mình có những gì thú vị. Dù ngày hôm qua và những ngày trước đây đều đã trôi qua, nhưng hiện tại và tương lai nhất định sẽ trôi qua một cách dễ dàng hơn.

  • 19

    Thay đổi môi trường

    Thay đổi môi trường thích hợp có thể giảm được áp lực tâm lý, đó không phải là tiêu cực, có tác dụng thay bằng cương vị mới, sau đó kiềm chế cái tôi, tôi luyện bản thân.

  • 20

    Đi du lịch

    Áp lực quá lớn, chi bằng hãy cùng người nhà, bạn bè đi du lịch ngắn ngày. Tham quan những danh lam thắng cảnh của đất nước sẽ giúp bạn cân bằng tâm lý. Như vậy, những mệt mỏi, phiền muộn trong lòng bạn sẽ tan biết.

Comments