Biến chứng và cách phòng ngừa bệnh cơ tim phì đại

15:49 14/04/2015

(Giúp bạn)Bệnh cơ tim phì đại là nguyên nhân thông thường nhất gây đột tử. Quan tâm gần đây trong gen di truyền về bệnh lý này đã gia tăng cảnh giác của chúng ta.

Biến chứng bệnh cơ tim phì đại

Theo Sức khỏe & đời sống, ở nhiều người, bệnh cơ tim phì đại không gây ra vấn đề sức khỏe đáng kể. Tuy nhiên, ở một số người, bệnh cơ tim phì đại có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng nặng như khó thở, đau ngực hay ngất xỉu.

- Những người mắc bệnh cơ tim phì đại có nguy cơ nhịp tim bất thường nguy hiểm (chứng loạn nhịp tim), chẳng hạn như nhịp nhanh thất hoặc rung thất. Nhịp tim bất thường có thể gây đột tử do tim. Bệnh cơ tim phì đại là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu liên quan đến đột tử do tim ở những người dưới 30 tuổi. May mắn thay, trường hợp đột tử như vậy là rất hiếm.

- Biến chứng có thể xảy ra của bệnh cơ tim phì đại bao gồm:

+ Loạn nhịp tim. Dày cơ tim, cũng như cấu trúc bất thường của các tế bào tim (rối loạn), có thể làm gián đoạn hoạt động bình thường của hệ thống điện của tim, dẫn đến tim đập nhanh hoặc không đều. Rung tâm nhĩ, nhịp nhanh thất và rung tâm thất nằm trong số các rối loạn nhịp tim có thể gây ra bởi bệnh cơ tim phì đại.

-1

Các biến chứng đáng sợ nhất của bệnh cơ tim phì đại là đột tử do nhịp nhanh thất hoặc rung thất. Thật không may, khó có thể dự đoán những người mắc bệnh cơ tim phì đại có nguy cơ bị nhịp tim bất thường đe dọa mạng sống. Nếu gặp cơn ngất xỉu, chóng mặt nặng hoặc đánh trống ngực kéo dài, nên đến bệnh viện ngay lập tức.

+ Cản trở lưu lượng máu. Ở nhiều người, các cơ tim dày lên gây cản trở lưu lượng máu ra khỏi tim. Điều này có thể dẫn đến khó thở khi gắng sức, đau ngực, chóng mặt và ngất xỉu.

+ Hở van hai lá. Cơ tim dày lên có thể để lại một không gian cho máu lưu thông nhỏ hơn, nó sẽ khiến máu qua các van tim nhanh hơn và mạnh hơn. Lưu lượng này tăng lên có thể làm cho van hai lá) van giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái) đóng không kín. Kết quả là máu có thể bị rò rỉ ngược vào trong tâm nhĩ trái. Điều này được gọi là hở van hai lá. Van hai lá hở có thể dẫn đến các biến chứng khác như suy tim hay chứng loạn nhịp tim.

+ Suy tim. Suy tim là tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Cơ tim dày lên trong bệnh cơ tim phì đại cuối cùng có thể trở nên quá cứng để hoạt động hiệu quả, có thể dẫn đến khó thở và suy tim.

+ Bệnh giãn cơ tim. Theo thời gian, cơ tim dày lên có thể trở nên yếu kém và không hiệu quả, tâm thất bị giãn và khả năng bơm máu trở nên yếu hơn.

Phòng ngừa bệnh cơ tim phì đại

- Vì đây là một bệnh di truyền do đột biến gen nên không có phương pháp phòng ngừa hữu hiệu.

- Một khi bệnh nhân được phát hiện bệnh, người nhà của bệnh nhân nên được kiểm tra để phát hiện và phòng tránh diễn tiến của bệnh.

Phòng ngừa đột tử:

- Gắn máy khử rung tim:  Ở một số bệnh nhân có nguy cơ đột tử cao do loạn nhịp tim, bệnh nhân có thể được gắn máy khử rung tim (Implantable Cardioverter Defibrillator – ICD) để dập tắt những cơn loạn nhịp khi cần thiết.

+ ICD là một thiết bị nhỏ được gắn dưới da ở ngực bệnh nhân và có điện cực được dẫn đến tâm nhĩ hoặc/và tâm thất phải.

+ ICD liên tục theo dõi nhịp tim của bệnh nhân. Khi phát hiện những nhịp tim bất thường, ICD có thể phát ra những cú sốc điện để dập tắt cơn loạn nhịp và làm tim đập lại bình thường.

+ Nguy cơ lớn nhất khi gắn ICD là bệnh nhân có thể bị sốc khi họ không bị loạn nhịp, nhất là ở những bệnh nhân trẻ và năng động. Điều này gây ra đau đớn không đáng có cho bệnh nhân là làm giảm tuổi thọ của ICD. Vì thế, bệnh nhân thường được bác sĩ hỏi kĩ về thói quen vận động và lối sống để có thể lập trình ICD một cách thích hợp.

-2

Tuổi trẻ cho biết, bệnh nhân cơ tim phì đại cần lưu ý:

- Không tham gia trong hầu hết các môn thể thao cạnh tranh, ngoại trừ có thể tham gia một số môn thể thao cường độ thấp. Nên nói chuyện với bác sĩ tim mạch về các khuyến nghị cụ thể.

- Duy trì trọng lượng cơ thể.

- Tập thể dục điều độ.

- Giảm ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo, mỡ động vật.

- Ăn nhiều chất xơ.

- Sử dụng các loại ngũ cốc.

- Tránh để mất nước.

- Tái khám và tuân thủ điều trị của bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

- Do bệnh có tính di truyền nên cần đề nghị người thân trong gia đình (cha mẹ, anh em, con cái) đi khám bệnh và được siêu âm tim để tầm soát bệnh cơ tim phì đại.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc
-3 Những bệnh mẹ thường gặp sau sinh
-4 Chữa bệnh phụ nữ bằng hoa đỗ quyên
-5 Những ai mắc bệnh gì không nên ăn cá?
-6 Công dụng của hoa mào gà

Theo GDVN

Comments