Biện pháp phòng ngừa nhiễm Escherichia coli

15:49 14/04/2015

(Giúp bạn)Vi khuẩn E-coli được đánh giá là một trong những loại vi khuẩn có hại nhất trên thế giới, bởi nó là nguyên nhân của 1/3 ca bệnh tiêu chảy.

Yếu tố nguy cơ nhiễm Escherichia coli

- E.coli có thể ảnh hưởng đến bất cứ người nào tiếp xúc với vi khuẩn nhưng những người nhạy cảm thường dễ mắc bệnh hơn.

Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

- Tuổi: trẻ nhỏ và người già yếu có nguy cơ nhiễm hoặc bị biến chứng nghiêm trọng hơn.

- Suy yếu hệ miễn dịch: do AIDS; do đang dùng các thuốc điều trị ung thư hoặc các thuốc đào thải  trong cấy ghép tạng thường có nhiều khả năng mắc bệnh khi ăn phải vi khuẩn E.coli.

- Những thực phẩm có nguy cơ nhiễm E.coli như hamburger nấu chưa chín; sữa chưa tiệt trùng; nước táo hoặc rượu táo; pho mát mềm làm từ sữa tươi...

- Phẫu thuật dạ dày: Những người cắt dạ dày có nguy cơ nhiễm E.coli cao hơn có thể do có ít axít dạ dày (axit dạ dày có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn).

Triệu chứng nhiễm Escherichia coli

Theo Zing news, E. coli có thể lây truyền từ người sang người thông thường qua người không rửa tay sau khi đi tiểu tiện, đại tiện. E. coli cũng có thể lan truyền từ tay đến các vật dụng trong nhà, chẳng hạn như thớt dùng để chuẩn bị thức ăn. Hoặc lây từ bàn tay người bán hàng nhiễm E.coli sang thực phẩm và vào cơ thể do dùng tay trần bốc thức ăn bán cho khách.

-1

Triệu chứng chính khi bị nhiễm E. coli : Người bị nhiễm cũng có thể cảm thấy đau thắt bụng bị nôn mửa. Triệu chứng thường bắt đầu 3 hay 4 ngày sau khi bị phơi nhiễm. Phần lớn bệnh nhân hồi phục sau vài ngày hay một tuần sau khi mắc bệnh mà không cần đến bác sĩ vì họ không biết mình bị nhiễm E. coli. Ngoài ra, nhiều người bị nhiễm mà không có triệu chứng và cũng không mắc bệnh.

Tuy nhiên vẫn có một số bệnh nhân bị nhiễm E. coli nghiêm trọng (tức có thể làm rối loạn máu và suy thận), một số triệu chứng sau đây thường được ghi nhận:

Da trở nên xanh xao.

Cảm lạnh.

Cảm thấy yếu cơ.

Có những vết thâm tím trên người.

Đi tiểu rất ít nước tiểu.

Đau quặn bụng và tiêu chảy cấp, phân có thể có máu từ mức độ ít đến nhiều, kèm theo có thể có sốt hoặc nôn.

Bệnh kéo dài trong khoảng 10 ngày. Một số trường hợp tiến triển nặng gây hội chứng tan máu suy thận cấp tăng urê huyết, đây là nguyên nhân chính gây tử vong (hay gặp ở trẻ nhỏ và người già).

Các biện pháp phòng ngừa bệnh do Escherichia coli

Sức khỏe & đời sống cho biết, hiện tại chưa có vắc xin đặc hiệu để phòng bệnh tiêu chảy cấp do nhóm E.coli gây tiêu chảy xuất huyết đường ruột. Việc phòng bệnh chủ yếu là các biện pháp không đặc hiệu áp dụng chung cho các bệnh lây theo đường tiêu hóa. Để phòng bệnh có hiệu quả, mọi người, mọi nhà cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Vệ sinh cá nhân: Mọi người cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân hàng ngày, đặc biệt thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

- Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm: Thực hiện ăn chín, uống chín, không ăn các thức ăn nghi ngờ là nguồn lây nhiễm theo khuyến cáo của cơ quan y tế; rửa thật sạch rau, hoa quả, thực phẩm trước khi chế biến, sử dụng. Hạn chế tập trung ăn uống đông người trong vùng đang có dịch.

- Sử dụng nước sạch trong ăn uống, sinh hoạt: Đảm bảo sử dụng nước sạch, tốt nhất là nước được khử khuẩn bằng clo theo đúng quy định cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

- Vệ sinh môi trường sống: Đảm bảo tốt vệ sinh môi trường sống hàng ngày: vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, vệ sinh nhà tiêu, thu gom rác, diệt ruồi nhặng. Tuyệt đối không phóng uế bừa bãi và không sử dụng phân tươi dưới mọi hình thức.

- Khai báo khi nghi ngờ mắc bệnh: Những người nghi ngờ bị mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị để tránh lây lan ra những người xung quanh và gây dịch.

- Giảm nguy cơ ngộ độc thức ăn do vi khuẩn E.coli, những lời khuyên về an toàn khi ăn uống:

+ Nguyên nhân của những ca ngộ độc thức ăn là do cất giữ thức ăn ở nhiệt độ không đúng với yêu cầu và do không nấu chín thức ăn. Vì vậy không chỉ làm nhiễm vi khuẩn E.coli mà còn dẫn đến lan truyền vi khuẩn khác như Salmonella. Những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn bao gồm thịt gia cầm, gia súc, hải sản, sữa chưa qua thanh khuẩn..., gạo.

+ Để giảm nguy cơ bị ngộ độc thức ăn, bạn nên tuân thủ những hướng dẫn sau:

* Luôn rửa tay trước khi chạm vào thức ăn.

* Không xì mũi cạnh nơi có thức ăn.

* Không để thú vật nuôi vào khu vực nhà bếp và bàn ăn khi đang ăn.

* Trữ thực phẩm cẩn thận, nhất là trong những tháng hè. Vi khuẩn nhân lên rất nhanh nếu thực phẩm bị nhiễm để quá 30 phút trong điều kiện nhiệt độ ấm. Luôn giữ nhiệt độ trong tủ lạnh từ 0-5 độ C.

* Luôn kiểm tra hạn sử dụng của thức ăn, nếu quá hạn sử dụng, vứt bỏ thực phẩm đi, nếu thực phẩm có mùi hoặc không có cảm quan tốt, cũng cần loại bỏ.

Tham khảo thuốc:

3b – Medi: Bổ sung các vitamin nhóm B cho cơ thể. Với liều cao dùng để điều trị các chứng đau nhức do các bệnh lý thần kinh, bệnh yếu cơ...

Trà Mi

Nên đọc
-2 Bệnh lao phổi: Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh
-3 Cách giảm cân cho từng nhóm người và từng nhóm máu
-4 Biến chứng của bệnh lao phổi
-5 Cần chẩn đoán sớm bệnh lao phổi

Theo GDVN

Comments