Xuất huyết bao tử (chảy máu dạ dày)

15:51 14/04/2015

(Giúp bạn)Biểu hiện của bệnh chảy máu dạ dày thể nặng khi ói ra máu đỏ tươi hoặc bầm đen; đi cầu phân đen, sệt, hôi, trường hợp nặng đi cầu phân màu đỏ do có lẫn máu.

Những điều cần biết về bệnh xuất huyết bao tử (chảy máu dạ dày)

Báo điện tử Đồng Nai cho biết, xuất huyết bao tử (còn gọi là chảy máu dạ dày) là một dạng xuất huyết tiêu hóa trên. Biến chứng này là hậu quả của quá trình xuất hiện các bệnh lý bao tử kéo dài, không được điều trị đến nơi đến chốn, gây chảy máu niêm mạc dạ dày dẫn đến ói ra máu, đi cầu ra máu.

* Nhận diện triệu chứng

Theo bác sĩ CKI Đinh Cao Minh, Trưởng khoa tiêu hóa (Bệnh viện đa khoa Đồng Nai), biểu hiện của bệnh xuất huyết bao tử thể nặng khi ói ra máu đỏ tươi hoặc bầm đen; đi cầu phân đen, sệt, hôi, trường hợp nặng đi cầu phân màu đỏ do có lẫn máu. Kèm theo đó là triệu chứng toát mồ hôi, choáng váng, chóng mặt, đau hay nóng rát vùng bụng trên rốn.

* Nguyên nhân gây bệnh

- Loét bao tử là nguyên nhân hay gặp nhất, gây tình trạng ói ra máu, đi cầu phân đen. Nguyên nhân có thể uống nhiều rượu, bia, dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm nhiều, do căng thẳng, buồn phiền, lo âu nhiều, kéo dài. Ngoài ra, do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ, bỏ ăn, ăn không đúng giờ, để quá đói hoặc ăn quá no.

- Do viêm loét thực quản.

- Chảy máu do u dạ dày hay ung thư.

- Hội chứng Mallory Weiss: Hội chứng ói nhiều do bất kỳ nguyên nhân gì, khi ói quá nhiều, niêm mạc dạ dày trầy xước, gây chảy máu.

-1

* Điều trị

Bác sĩ Đinh Cao Minh khuyến cáo, khi gặp những trường hợp có dấu hiệu biểu hiện như trên, bệnh nhân cần phải nhập viện ngay lập tức, không nên tự ý điều trị ở nhà hay ở phòng mạch tư bởi nếu chậm trễ, máu ra nhiều có thể gây tử vong.

Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán có phải chảy máu dạ dày hay không, nếu do loét dạ dày tá tràng sẽ được điều trị theo phác đồ của bệnh viện.

Với một số trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ cho theo dõi thêm ở khoa phòng trong 24-48 giờ đồng hồ, nội soi dạ dày và nếu không còn chảy máu thì có thể xuất viện, uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

Trường hợp bệnh nhân bị chảy máu dạ dày do loét có nhiễm vi trùng Hp thì sau khi điều trị ngưng chảy máu sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh trong 10-14 ngày, sau đó sẽ điều trị bằng thuốc làm lành vết loét trong 6-8 tuần.

Nếu bị loét không phải do vi trùng mà do nguyên nhân khác thì chỉ cần điều trị bằng thuốc từ 6-8 tuần. Bệnh nhân sau khi điều trị đủ phác đồ nên đi khám và nội soi dạ dày lại để biết được đã hết bệnh hay chưa.

* Biện pháp phòng ngừa

- Để phòng tránh bị nhiễm vi trùng Hp, nên ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi vì vi trùng này lây nhiễm qua đường tiêu hóa, ăn uống. Nếu trong gia đình có người bị nhiễm vi trùng Hp phải điều trị dứt điểm để tránh lây qua cho người khác.

- Sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc dùng.

- Có chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe. Cần có cuộc sống thoải mái về tinh thần, tránh bị stress, căng thẳng.

- Hạn chế uống rượu bia.

- Khi có tình trạng khó chịu, đau vùng trên rốn, ợ hơi, ợ chua... nên đi khám bệnh, làm xét nghiệm, nội soi và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

-2

Những thực phẩm có lợi cho dạ dày

Đu đủ

VnExpress dẫn tin theo womansday, đu đủ chứa papain, một loại enzyme tự nhiên giúp tiêu hóa các thức ăn có thể gây kích thích cho dạ dày. Theo dân gian, loại quả này có thể hiệu quả cho các trường hợp chữa loét dạ dày, đau bụng, ợ nóng và tiêu chảy.

Yến mạch

Yến mạch cung cấp nguồn chất xơ dồi dào (hòa tan và không hòa tan trong nước). Bạn sẽ cần cả hai loại này cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, cám yến mạch giúp giảm tích cực nồng độ cholesterol trong cơ thể.

Táo

Không chỉ chứa chất xơ không hòa tan, táo giàu pectin và các enzyme khác giúp giải phóng dạ dày khỏi các thức ăn gây kích thích, khó tiêu. Nếu dạ dày nhạy cảm với các đồ ăn lạ, bạn nên ăn táo thường xuyên hơn.

Quế

Theo dân gian, quế được sử dụng để điều trị cả ốm nghén và tiêu chảy, quế cũng hiệu quả trong trường hợp đầy, chướng bụng, bụng chứa nhiều khí gas, sưng phù. Bạn có thể bổ sung bằng cách rắc chúng lên các thực phẩm mặn (trong các món gà) hay đồ ngọt (ví dụ bánh táo).

Cây thì là

Thảo mộc này là một biện pháp tự nhiên khắc phục tình trạng đầy bụng, giải phóng khí ra ngoài. Đó là một trong những lý do bạn thường thấy chúng được cung cấp vào cuối bữa ăn tại các nhà hàng Ấn Độ. Bạn có thể thêm nửa muỗng cà phê hạt cây thì là trong các món đồ uống, sinh tố, món tráng miệng sau bữa ăn.

Quả bơ

Quả bơ chứa hàm lượng cao kali, chất xơ, các loại dầu thân thiện với dạ dày và duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh, giúp hệ tiêu hóa làm việc ổn định. Bạn có thể thử một vài lát bơ mỏng trên miếng bánh sandwich thay vì dùng mayo.

Thuốc tham khảo: Dạ dày hoàn

Điều trị viêm loét da dày - hành tá tràng. Viêm loét bờ cong lớn, bờ cong nhỏ. Viêm da dày cấp và mãn tính. Viêm đại tràng. Các triệu chứng: Đau vùng dạ dày, ăn không tiêu, đau bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, cảm giác khó chịu ở da dày.

Thùy Linh

Nên đọc
-3 Các mẹo và phương thuốc trị bệnh đau dạ dày
-4 Các loại thuốc gây hại cho dạ dày
-5 Mang thai bị đau dạ dày có sao không?
-6 Ăn gì tốt cho dạ dày?

Theo GDVN

Comments