Các món ăn, bài thuốc điều trị bệnh xơ gan cổ trướng

15:28 14/04/2015

(Giúp bạn)Xơ gan cổ trướng không phải là căn bệnh truyền nhiễm nên không lây truyền từ người sang người. Bệnh này có thể được điều trị bằng các món ăn, bài thuốc dân gian.

Bệnh xơ gan cổ trướng

Theo Báo Sài Gòn giải phóng, xơ gan cổ trướng là quá trình tích trữ dịch thừa trong khoang phúc mạc làm cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị rối loạn, tích tụ nước trong cơ thể làm ảnh hưởng đến khả năng bôi trơn của các cơ quan gây nên tình trạng bụng báng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Xơ gan là căn bệnh mạn tính gây tổn thương nặng lan tỏa từ các thùy gan, đảo lộn cấu trúc bình thường của gan.

Xơ gan dẫn đến các cục u có cấu trúc không bình thường do vậy khi gan bị xơ các mô xơ xâm lấn và dần thay thế các mô gan khỏe mạnh nếu không được phát hiện bệnh kịp thời sẽ biến chứng thành xơ gan cổ trướng gây biến dạng, người bệnh có vẻ ngoài đặc trưng như mặt quắt, ngực lép, bụng báng nước bên trong, hai chân phù.

Người bệnh có biểu hiện triệu chứng rõ ràng như vàng da, vàng mắt, lá gan lúc này có thể to, hoặc teo nhỏ, lách to, xuất hiện các ban máu hình sao trên ngực. Khi tiến hành các xét nghiệm máu sẽ phát hiện thấy men gan tăng nhẹ trong cả giai đoạn viêm gan và xơ gan. Đến khi xơ gan sẽ thấy hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều thấp.

Xơ gan do nhiều nguyên nhân gây ra, ở Việt Nam hiện nay xơ gan chủ yếu do nhiễm virut viêm gan A, B, C, xơ gan do rượu bia và do trong quá trình lao động người bệnh có tiếp xúc với hóa chất độc hại trong thời gian dài.

Xơ gan không phải là căn bệnh truyền nhiễm nên không lây truyền từ người sang người, tuy nhiên nếu người bị bệnh xơ gan có mang virut viêm gan A, B, C thì khả năng lây nhiễm cho người khỏe mạnh qua đường máu và sinh hoạt tình dục không an toàn có thể xảy ra.

-1

Điều trị bệnh xơ gan cổ trướng bằng các món ăn, bài thuốc

Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, theo y học cổ truyền bệnh xơ gan có liên quan đến 3 thể bệnh gồm can khí ứ trệ, can huyết ứ tắc và thủy thấp ứ đọng. Trên lâm sàng bệnh có thể chia thành 3 thời kỳ (đầu, giữa, cuối) mà có những món ăn - bài thuốc tương ứng.

Thời kỳ đầu:

Triệu chứng lâm sàng thường không rõ hoặc rất nhẹ, chủ yếu là rối loạn tiêu hóa như ăn không ngon, tiêu lỏng, người bệnh thấy mệt mỏi, đau nhẹ, hơi tức vùng bụng trên bên phải hoặc đầy bụng, nôn hoặc buồn nôn.

Khám gan có thể thấy hơi to, có bệnh nhân bị lách to. Chức năng gan bình thường hoặc hơi suy giảm, khám kỹ có thể phát hiện điểm ứ huyết, mạch sao.

- Chè đảng sâm - sa nhân - đại táo: Đảng sâm 20g, sa nhân 10g (bọc trong túi vải), đại táo 5 quả, gạo 60g, đường trắng với lượng vừa. Nấu chè.

- Chè phật thủ - phục linh: Phật thủ 15g, phục linh 15g, gạo 100g, đường phèn với lượng vừa. Sắc lấy nước thuốc bỏ bã, cùng gạo nấu chè, khi chín nêm đường phèn. Mỗi ngày 1 lần.

- Bánh đậu tằm: Đậu tằm 250g, đường đen 150g. Đậu tằm sau khi dùng nước ngâm nở, bỏ vỏ. Cho vào nồi áp suất, nấu cho đến chín nhừ, nêm vào đường đen, khuấy thành hồ đặc, chờ nguội, cho vào thau, ép phẳng cất thành từng bánh, mỗi lần 30g, mỗi ngày 2 lần.

Thời kỳ toàn phát:

Chức năng gan suy giảm rõ. Lâm sàng biểu hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa, mạn sườn bên phải đau rõ, sụt cân, da sạm, có bệnh nhân vàng da, vàng mắt, điểm ứ huyết, mạch sao ở mặt, ngực, tay, vai, cổ... hoặc có hiện tượng giãn mao mạch, bàn tay, đầu ngón tay đỏ mập lên, chân răng, mũi, trĩ xuất huyết, tiêu có máu, phụ nữ kinh nguyệt nhiều kéo dài, hoặc có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, ít ngủ, chân tay tê dại, ngứa, tiểu ít hoặc tiểu khó, cổ chân phù, bụng có nước nhẹ.

Khám gan thấy có thể eo nhỏ hoặc to dưới bờ sườn, bờ sắc cứng.

-2

- Canh dưa leo nấu giấm: Dưa leo 250g, giấm với lượng vừa. Dưa leo cắt lát, giấm và nước với hai phần bằng nhau, sau khi nấu nhừ dùng canh ăn dưa, mỗi ngày 1 lần.

- Chè đào nhân (nhân hạt đào): Nhân hạt đào 15g lột vỏ giã nát, gạo 60g. Nấu chè, nêm đường đen.
Canh tô mộc nấu trứng vịt: Tô mộc 15g, trứng vịt 2 quả. Luộc trứng chín, lột vỏ, rồi cùng tô mộc nấu trong 30 phút, dùng canh ăn trứng.

- Tam bì ẩm: Vỏ bí đao 50g, vỏ dưa chuột 50g, vỏ dưa hấu 50g. Ba thứ cùng cho vào nồi thêm nước nấu, dùng uống thay trà. Thích hợp dùng cho người bệnh báng bụng nhẹ, bí tiểu và có thể dùng chung với các món ăn khác.

- Canh giò heo nấu xích tiểu đậu: Giò heo (trước) 250g, xích tiểu đậu (đậu đỏ nhỏ hột) 200g. Dùng lửa lớn nấu sôi, rồi dùng lửa nhỏ, hầm cho đến khi thịt mềm. Mỗi ngày 1 lần. Món canh có đặc điểm tiêu phù thũng, thanh thấp nhiệt mà không gây thương tổn lá lách.

Thời kỳ cuối:

Đây là giai đoạn nghiêm trọng của chức năng gan, thời kỳ mất bù, bụng to như trống (cổ trướng), da bụng báng, tuần hoàn bàng hệ, rốn lồi.

Tiểu ít hay vô niệu, khó thở, người gầy, sắc mặt sạm tối, da mặt vàng đậm, bệnh nặng có xuất huyết tiêu hóa, tinh thần lờ đờ, buồn ngủ hoặc hưng phấn, hốt hoảng, hôn mê gan...

- Canh râu bắp nấu rùa: Râu bắp 60g, rùa 1 con bỏ nội tạng, rửa sạch. Thêm nước nấu chín mềm, nêm gia vị, dùng canh ăn thịt.

- Bột thuốc từ rùa - ba ba - tê tê: Mai ba ba (miết giáp) 300g, mai rùa (quy bản) 200g, vẩy tê tê (xuyên sơn giáp) 100g, tất cả cùng tán bột mịn sử dụng sau. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5g dùng uống với canh thêm đường sau bữa ăn. Nếu có táo bón, có thể uống với mật ong.

- Canh cá trích - xích tiểu đậu - thương lục: Cá trích 250g, xích tiểu đậu (đậu đỏ nhỏ hột) 150g, thương lục 3g. Nấu canh. Mỗi ngày 1 lần.

- Cháo cá chép - tỏi - bo bo: Cá chép 250g, bo bo (ý dĩ) 30g, tỏi 15g, gạo với lượng vừa. Nấu cháo.

- Cháo ích mẫu tươi: Nước vắt lá ích mẫu tươi 10ml, nước vắt củ sanh địa tươi 40ml, gừng tươi 20g, mật ong 10ml, gạo 100g. Gạo nấu cháo, khi chín thêm vào nước thuốc nêu trên cùng với mật ong, nấu lại giây lát, mỗi ngày 1 lần.

- Cháo vịt: Thịt vịt đực 250g, gạo 100g ; thịt vịt cắt lát, gạo vo sạch, cùng cho vào nồi thêm nước nấu cháo, nêm gia vị, mỗi ngày 1 lần.

Thùy Linh

Nên đọc
-3 Giải độc gan bằng công nghệ sinh học
-4 Bệnh sán lá gan nhỏ
-5 Bổ sung vitamin E có thể giảm men gan ở trẻ
-6 Những cách giúp ngăn chặn nguy cơ đột quỵ

Theo GDVN

Comments