Cách hay giúp bé phát triển ngôn ngữ

21:47 10/02/2014

(Giúp bạn)Từ 2 - 3 tuổi, trẻ có nhu cầu giao tiếp mạnh mẽ và rất tò mò về thế giới xung quanh. Vì vậy, đây là thời điểm "nhạy cảm" với sự phát triển ngôn ngữ của bé. Một vài gợi ý nhỏ dưới đây, bạn nên tham khảo để giúp bé phát triển ngôn ngữ hiệu quả.

  • 1

    Đọc cho trẻ nghe:

    Thông qua việc đọc, trẻ sẽ học được rất nhiều ngữ pháp và ngôn ngữ mới. Đặc biệt, những cuốn sách dành cho thiếu nhi, luôn có những hình ảnh sinh động đi kèm ngôn từ, vì thế trẻ sẽ dễ dàng bị "mê hoặc" trong thế giới của ngôn ngữ.

    Hơn thế nữa, thời gian nghe mẹ đọc sách có thể đem lại bước ngoặt hoàn toàn mới cho khả năng ngôn ngữ của trẻ. Đọc to giúp trẻ "hấp thụ" được vốn tự vựng sâu sắc và khả năng bật ra tiếng nói nhanh hơn.

    cach-hay-giup-be-phat-trien-ngon-ngu-1
    Từ 2 - 3 tuổi, trẻ có nhu cầu giao tiếp mạnh mẽ và rất tò mò về thế giới xung quanh.

  • 2

    Miêu tả và gọi tên đồ vật:

    Miêu tả và gọi tên đồ vật là biện pháp tuyệt vời giúp bạn củng cố ngôn từ cho bé. Tập cho trẻ thói quen mô tả hình ảnh xung quanh sẽ giúp trẻ phản ứng nhanh nhạy hơn.

    Trước tiên, cha mẹ sẽ làm mẫu miêu tả một đồ vật nào đó trong nhà, rồi khuyến khích trẻ làm theo. Có thể đầu tiên, bé sẽ hơi ngô nghê nhưng dần dà bé sẽ linh hoạt hơn, và bạn sẽ phải "tròn mắt" về vốn từ vựng phát triển vượt bậc theo thời gian của bé.

  • 3

    Giao tiếp với bạn bè:

    "Học thầy không tày học bạn", những đứa trẻ chính người thầy tốt nhất của nhau. Khi chơi với bạn, bé sẽ sớm học được cách để truyền tải những suy nghĩ hay cảm nhận của mình thành lời nói.

  • 4

    Trò chơi đóng vai:

    Trò chơi "đóng vai" sẽ giúp bé phát triển trí tưởng tượng và nâng cao khả năng nhận thức, giao tiếp một cách nhanh chóng.

  • 5

    Hàng ngày, bạn nên giới thiệu cho trẻ một số từ mới nhất định:

    Đó có thể là tên của một loại hoa, tên một loài động vật, tên một quyển sách hay một món ăn. Khi nói với trẻ, hãy tỏ ra là bạn đang rất chăm chú và cho bé biết là bé quan trọng với bạn.

  • 6

    Thay vì giải thích ngay những thắc mắc của trẻ, bạn nên khuyến khích để trẻ tư duy, tự khám phá trước.

    Lưu ý: Nếu bé nhà bạn không nhìn bạn khi bạn gọi tên hay không có phản ứng gì khi nghe giọng bạn, bạn nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để xin tư vấn thêm, vì rất có thể bé gặp vấn đề về ngôn từ.

Comments