Cách sử dụng thuốc kháng sinh an toàn
(Giúp bạn)Theo một điều tra, có từ 20-50% kháng sinh sử dụng ở người không chắc chắn có hiệu quả điều trị và tất nhiên, việc sử dụng không hiệu quả còn có thể kèm theo các tác dụng không mong muốn của kháng sinh.
Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh
Theo Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, trên phạm vi toàn cầu, bệnh nhiễm khuẩn là căn nguyên hàng đầu gây tử vong và từ khi phát hiện kháng sinh đầu tiên, trên 100 tác nhân đã được đưa vào sử dụng trị liệu.
Tuy nhiên, các tác nhân này chỉ đại diện cho khoảng 10 loại kháng sinh chính và là các biến đổi về cấu trúc hóa học của các kháng sinh đã có từ trước nên chúng dễ bị đề kháng chéo.
Tình hình đề kháng kháng sinh đã được báo động trên khắp thế giới; đề kháng kháng sinh xảy ra rất thường ở bệnh viện, và cũng có ở cộng đồng. Theo một điều tra, có từ 20-50% kháng sinh sử dụng ở người không chắc chắn có hiệu quả điều trị và tất nhiên, việc sử dụng không hiệu quả còn có thể kèm theo các tác dụng không mong muốn của kháng sinh.
Cần sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lí
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lí, an toàn
Các nguyên tắc chính nhằm sử dụng hợp lý - an toàn kháng sinh là :
+ Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm trùng.
+ Phải chọn đúng kháng sinh và đường cho thuốc thích hợp .
+ Phải sử dụng kháng sinh đúng liều lượng và đúng thời gian qui định .
+ Phải biết các nguyên tắc chủ yếu về phối hợp kháng sinh .
Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh
Báo Người lao động cho biết, để bảo đảm an toàn mỗi khi phải sử dụng kháng sinh, cần lưu ý những điều sau đây:
+Uống thuốc đúng liều, đúng khoảng cách thời gian, để bảo đảm trong cơ thể lúc nào cũng có đủ nồng độ lượng thuốc chống chọi với vi khuẩn. Ví dụ, trong đơn bác sĩ ghi uống 2 lần/ngày thì khoảng cách thời gian giữa 2 lần uống thuốc là 12 giờ. Uống thuốc đủ số ngày bác sĩ ghi trong đơn (một liệu trình) thường là 7 hoặc 10 ngày liền.
+Nước uống thuốc: Tốt nhất là dùng nước đun sôi để nguội hay nước trà xanh (chè tươi hoặc chè búp khô) do nước trà xanh giúp kháng sinh đẩy nhanh tốc độ diệt vi khuẩn (theo công trình nghiên cứu của TS Mervat Kassem ở Đại học Alexandra - Ai Cập).
+Những loại kháng sinh phải uống trong bữa ăn là các loại thuốc kích thích đường tiêu hóa, thuốc không bị giảm hấp thu do thức ăn, như: metronidazol, tinidazol; doxycyclin, tetracyclin; ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin (thường bác sĩ đã có ghi trong đơn thuốc).
+Những loại kháng sinh phải uống xa bữa ăn (trừ các loại thuốc nêu trên), cụ thể là trước bữa ăn 2 giờ hoặc sau bữa ăn 3 giờ, do các loại thuốc này bị giảm hấp thu do thức ăn hoặc kém bền vững trong môi trường axít dịch vị.
+Riêng loại viên bao tan trong ruột thì uống lúc nào cũng được.
Cần lưu ý: Trong thời gian dùng thuốc kháng sinh, không nên uống thuốc tránh thai mà phải dùng các biện pháp tránh thai khác. Không uống bia, rượu (nước chứa ethanol) khi dùng một số thuốc kháng sinh như thuốc chống lao, thuốc chứa metronidazol (dạng uống, tiêm, đặt âm đạo), erythromycin, tetracyclin; cephalosporin, clindamycin.
Thuốc tham khảo: Tetracylin 500mg Điều trị: -Nhiễm khuẩn do Chlamydia: Bệnh Nicolas Favre; viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm xoang; sốt vẹt; bệnh mắt hột; viêm niệu đạo không đặc hiệu. -Nhiễm khuẩn do Mycoplasma, đặc biệt các nhiễm khuẩn do Mycoplasma pneumoniae. - Nhiễm khuẩn do Brucella, Francisella tularensis và Rickettsia.- Bệnh dịch hạch, bệnh dịch tả. |
Thùy Linh
Theo GDVN