Cần hiểu đúng về Glucosamin điều trị thoái hóa khớp

15:24 14/04/2015

(Giúp bạn)Glucosamine có tác dụng bảo dưỡng sụn khớp, kích thích tái tạo chất nhờn nhằm bôi trơn khớp do đó làm giảm các tổn thương bề mặt sụn.

Theo Dân trí, thoái hóa khớp, viêm khớp là tình trạng tổn thương khớp bao gồm tổn thương sụn, và có thể kèm theo tổn thương phần xương dưới sụn, dây chằng và màng hoạt dịch trong khớp. Sự tổn thương này kéo dài sẽ gây ra tình trạng sưng, đau nhức...

Hậu quả của thoái hóa khớp, viêm khớp mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hư khớp, đau đớn và hạn chế chức năng vận động.

Thuốc điều trị thoái hóa khớp

Với trường hợp sụn khớp hư nhiều gây viêm, gây đau và ảnh hưởng đến chức năng vận động thì có thể dùng thuốc giảm đau kháng viêm thông thường (như Diclofenac, Ibuprofene, Celecoxib,…) hoặc thay khớp nhân tạo. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm trong thời gian dài mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ thì có nguy cơ loét dạ dày, xuất huyết tiêu hoá, tiểu đường…

Tránh (hoặc hạn chế) sử dụng các chất kích thích thần kinh như bia, rượu, thuốc lá… Các chất này thường gây co cứng cơ, làm giảm tác dụng của thuốc, gây bất lợi trong điều trị.

Trong điều trị, việc sử dụng sản phẩm có chứa Glucosamine, Chondroitine cũng thường được áp dụng vì Glucosamine và Chondroitine có tác dụng bảo dưỡng sụn khớp, kích thích tái tạo chất nhờn nhằm bôi trơn khớp do đó làm giảm các tổn thương bề mặt sụn.

-1

Những điều cần biết về Glucosamin điều trị thoái hóa khớp

Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, thuốc dùng cho thoái hóa khớp gồm các thuốc kháng viêm, giảm đau, corticoid tiêm khớp trong giai đoạn cấp. Ngoài ra, người ta còn dùng các thuốc có tính hỗ trợ (không giúp giảm viêm giảm đau), trong đó có glucosamin sulfate, diacerein, chondroitin, sụn cá mập, UC2, MSM...

Glucosamin sulfate là thành phần tự nhiên cấu thành chất nền (matrix) của sụn, bên cạnh các chất tự nhiên khác. Khi sụn khớp bị thoái hóa, các thành phần như glucosamine sulfat, collagen typ 2, acid hyaluronic, chondroitin,... cũng trở nên thiếu hụt.

Việc bổ sung các thành phần này giúp cho tế bào sụn có đủ nguyên vật liệu để sản xuất sụn mới bù đắp vào phần sụn đã bị thoái hóa và hư hỏng. Trên thực tế, bệnh lý thoái hóa khớp được chứng minh có sự lão hóa của tế bào sụn cùng với sự gia tăng phá hủy sụn của các men thoái giáng và nhiều yếu tố khác nữa. Bổ sung các chất chỉ giúp ích được phần nhỏ.

Vì vậy, glucosamin sulfate và một số sản phẩm bổ sung không được coi như thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp.

Các sản phẩm glucosamin thường được chiết xuất từ các loại sò biển hoặc tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Gốc sulfat là gốc hóa học quan trọng và cần thiết cho việc tổng hợp sụn trong cơ thể, do đó glucosamin sulfat được các nhà nghiên cứu cho là có hiệu quả hơn là các gốc khác như hydrochloride hay N-acetyl.

Các phản ứng phụ thường gặp của nhóm glucosamin nói chung là các rối loạn tiêu hóa nhẹ như đầy hơi, khó tiêu, cảm giác cồn cào, hay nôn ói. Các phản ứng phụ rất hiếm gặp như rối loạn chức năng gan, thận và hệ miễn dịch.

Có một số ý kiến cho rằng sử dụng glucosamin có thể làm ảnh hưởng đường huyết, tuy nhiên đã nhiều nghiên cứu được tiến hành nhưng chưa có bằng chứng có ý nghĩa thống kê.

Đối với trường hợp có sẵn bệnh tim mạch, cần điều chỉnh lượng muối tiêu thụ hàng ngày vì cũng có một lượng nhỏ natri trong viên glucosamin. Do phần lớn được sản xuất từ nguồn gốc sò biển, vì vậy, người có tiền căn dị ứng với hải sản cũng cần chú ý.

Nói chung, các biến chứng phụ là ít và không nặng nề, do đó glucosamin được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) xếp vào nhóm thực phẩm chức năng và được bán tự do trong các siêu thị.

Thuốc tham khảo: Glucosamin 500 DHG Pharma

Chỉ định: Giảm triệu chứng của viêm khớp gối nhẹ và trung bình.

Thùy Linh

Nên đọc
-2 Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị mất ngủ
-3 Không dùng thuốc chống nôn khi say rượu
-4 Không nên sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh
-5 Sử dụng thuốc chữa viêm da cơ địa

Theo GDVN

Comments