Lưu ý khi sử dụng thuốc trị hen suyễn

15:23 14/04/2015

(Giúp bạn)Bệnh hen suyễn (Asthma) là bệnh về hệ hô hấp, nghĩa là đường hô hấp thình lình bị thu hẹp thường là phản ứng được kích thích bởi sự tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, không khí lạnh, tập thể thao, hay các kích thích về cảm xúc.

Tổng quan về bệnh hen suyễn

Theo Wikipedia, bệnh hen suyễn (Asthma) là bệnh về hệ hô hấp, nghĩa là đường hô hấp thình lình bị thu hẹp thường là phản ứng được kích thích bởi sự tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, không khí lạnh, tập thể thao, hay các kích thích về cảm xúc. Triệu chứng thu hẹp đường hô hấp tạo nên những cơn rít, thở nhanh, ngực bị co ép và ho, là những dấu hiệu của suyễn. Giữa các cơn thì người bệnh cảm thấy bình thường.

Sự rối loạn có tính mạn tính đường hô hấp tạo ra sự phản ứng với các kích thích khác nhau, xác định là sự phản ứng quá lố ở cuống phổi, viêm, gia tăng sự tạo đờm và sự nghẽn đường thở từng cơn. Triệu chứng của suyễn có thể xếp từ nhẹ đến nguy hiểm đến tính mạng, có thể điều chỉnh bằng sự kết hợp của nhiều loại thuốc hay thay đổi lối sống.

Sự quan tâm cộng đồng trên thế giới đặc biệt tập trung vào bệnh suyễn vì sự phổ biến của nó, 1 trong 4 trẻ ở thành thị bị nhiễm. Dễ bị nhiễm suyễn có thể giải thích bằng yếu tố di truyền, nhưng không có mẫu hình kế thừa nào được tìm thấy. Suyễn là một bệnh lý phức tạp ảnh hưởng đến nhiều yếu tố di truyền, phát triển và môi trường, tác động qua lại tạo nên một tình trạng tổng thể.

Sử dụng thuốc giãn phế quản điều trị hẹn suyễn

Sức khỏe và Đời sống cho biết, thuốc giãn phế quản là những thuốc có tác dụng chủ yếu làm giãn cơ trơn bao bọc xung quanh các phế quản, từ đó giúp làm giãn phế quản, tăng khẩu kính đường thở, do đó, không khí dễ dàng đi qua đường thở để tới các phế nang làm nhiệm vụ trao đổi khí cho hệ hô hấp. Thuốc giãn phế quản hiện nay đang dùng bao gồm 3 nhóm:

+Thuốc giãn phế quản nhóm xanthine: nhóm thuốc này có hoạt chất theophylline dùng lâu đời, đây là thuốc có tác dụng nhanh, ngắn, tuy nhiên hiện nay, thuốc được sản xuất dưới dạng phóng thích chậm, do đó tạo thuận lợi hơn cho người sử dụng.

+Thuốc giãn phế quản nhóm cường beta 2 adrenergic (gồm 2 nhóm nhỏ hơn: các thuốc tác dụng nhanh, ngắn như fenoterol, salbutamol, terbutaline; các thuốc tác dụng chậm, kéo dài như: salmeterol, bambuterol, formoterol).

+Thuốc giãn phế quản nhóm kháng cholinergic (thuốc tác dụng nhanh, ngắn: ipratropium bromide, oxitropium bromide; thuốc tác dụng chậm, kéo dài: tiotropium bromide, aclidinium bromide).

-1

Hen suyễn gây cản trở trong đời sống sinh hoạt.

Các thuốc giãn phế quản nhìn chung được chỉ định cho những trường hợp có co thắt phế quản gây khó thở cho người bệnh. Các bệnh lý thường được chỉ định thuốc giãn phế quản bao gồm: hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản trong đợt cấp (thường có co thắt cơ trơn phế quản).

Nhiều thuốc giãn phế quản được sản xuất ở dạng đơn chất, tuy nhiên, hiện có nhiều thuốc được sản xuất dưới dạng kết hợp 2 thuốc giãn phế quản, thông thường là sự kết hợp giữa một thuốc nhóm kháng cholinergic với một thuốc nhóm cường beta 2 adrenergic nhằm làm gia tăng tác dụng giãn phế quản như (kết hợp albuterol+ipratropium hay fenoterol+ipratropium).

Thuốc giãn phế quản thường được dùng để cắt cơn nhưng có khi được dùng dự phòng (tức để ngừa, không để các cơn xảy ra, thường dùng thuốc giãn phế quản dạng hít kéo dài và kết hợp với glucocorticoid dạng hít).

Lưu ý khi sử dụng thuốc giãn phế quản trị hen suyễn

Để dùng thuốc đúng trong điều trị hen suyễn, tình trạng bệnh phải được chẩn đoán chính xác, phân loại 4 mức độ từ nhẹ đến nặng nhờ bác sĩ xem xét triệu chứng các cơn hen hay khó thở và cho dùng lưu lượng đỉnh kế để đo lượng khí thở ra tối đa PEF.

Thuốc giãn phế quản dạng hít, tác dụng ngắn được dùng đơn lẻ để cắt cơn khi ở bước 1 (nhẹ). Từ bước 2 trở đi, để cắt cơn phải kết hợp với glucocorticoid từ hít sang uống từ mức độ nặng dần.

Dùng thuốc giãn phế quản khá phức tạp, cho nên người bệnh cần đi khám bác sĩ và khi cho đơn thuốc thì theo đúng cách dùng mà bác sĩ chỉ định. Khi dùng thuốc giãn phế quản, cũng cần lưu ý các tác dụng phụ có hại (ADR) có thể xảy ra.

ADR thường gặp thuốc giãn phế quản: đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, run nhẹ (đặc biệt ở đầu ngón tay). ADR hiếm gặp: nhức đầu, mất ngủ, giãn mạch ngoại biên, loạn nhịp tim, hạ kali máu, tăng glucose và acid béo tự do trong máu, phản ứng quá mẫn (dị ứng). Dùng đường khí dung có thể gây co thắt phế quản.

Dùng nhiều lần sẽ có hiện tượng quen thuốc nhanh do số lượng thụ thể beta 2 adrenergic của phế quản giảm dần (cơ chế điều hòa giảm), bệnh nhân có xu hướng phải tăng liều.

Thận trọng khi dùng thuốc này với người: cường tuyến giáp, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, đái tháo đường…

Thuốc tham khảo: Trilucky Tablet

Thành phần: Montelukast 10mg.

Montelukast được chỉ định như liệu pháp bổ sung trong điều trị hen trên các bệnh nhân bị hen dai dẳng ở mức nhẹ và vừa mà khi điều trị với corticosteroid dạng hít hoặc beta-agonist tác dụng ngắn không đủ để kiểm soát cơn hen.

Montelukast còn được chỉ định để phòng các cơn hen mà nguyên nhân chủ yếu là do co thắt phế quản khi luyên tập thể dục thể thao.

Thùy Linh

Nên đọc
-2 Dùng thuốc bổ máu cần lưu ý điều gì?
-3 Mặt trái của thuốc giảm đau Aspirin
-4 Cách sử dụng thuốc chữa trị táo bón
-5 Những điều cần biết khi đang uống thuốc chống đông máu


Theo GDVN

Comments