Cách tắm cho trẻ sơ sinh và dưới 6 tháng tuổi?

22:23 13/04/2015

(Giúp bạn) - Giúp bạn cách tắm cho trẻ sơ sinh, trẻ 1 tháng tuổi, 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 5 tháng tuổi, và các bé dưới 6 tháng tuổi nhanh và hiệu quả.

Tắm là khoảng thời gian thư giãn chung cho mẹ và bé trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc tắm có thể khiến nhiều bậc bố mẹ lo lắng vì sợ gây ảnh hưởng đến cơ thể nhỏ bé và làn da mỏng manh của con. BSnhi xin mách cho mẹ cách tắm cho trẻ sơ sinh và bé dưới 6 tháng tuổi thật an toàn để bảo vệ sức khoẻ của con nhé.

Cách tắm cho bé dưới 6 tháng tuổi nhanh nhất
Cách tắm cho trẻ sơ sinh và bé dưới 6 tháng đúng!
  1. Lưu ý trong việc tắm cho bé:

Trước khi bé rụng rốn và lành sẹo, mẹ nên giữ cho vùng bụng quanh rốn bé được khô và sạch, không làm ướt rốn vì nước tắm sẽ vô tình tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm khuẩn rốn bé. Thời gian này, mẹ có thể vệ sinh bé bằng khăn mềm với nước ấm, lau sạch các vùng từ sạch nhất đến dơ nhất, theo thứ tự: mặt, cổ, tay, chân, mông, hậu môn và bộ phận sinh dục.

Môi trường tắm bé tốt nhất là ở trong phòng, kín gió, nhiệt độ bình thường (tắt máy lạnh trước 30 phút, đóng của sổ…)

Trước khi tắm bé, mẹ có thể dùng khuỷu tay của mình để thử nhiệt độ nước lần cuối, bảo đảm nhiệt độ từ 370C – 380C.

  1. Chuẩn bị trước khi tắm:

Mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ mọi thứ trước khi tắm bé để có thể luôn để mắt đến con trong suốt thời gian tắm. Các vật dụng cần thiết khi tắm bé bao gồm:

  • Quần áo, khăn mặt, khăn ủ ấm, băng rốn, nón, vớ, tăm bông.
  • 2 chậu nước tắm, 1 lớn 1 nhỏ hơn.
  • Nước ấm, lượng nước tùy theo số tháng tuổi của bé. Từ 1 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé tắm bằng vòi sen, vừa tiết kiệm nước, vừa tạo cho bé cảm giác mới lạ và thích thú hơn.
  • Khăn hoặc tấm cao su, dùng lót dưới chậu tắm để chậu không bị xê dịch, mẹ không bị trượt chân trong lúc tắm bé.

Các vật dụng tắm bé nên được để gần nơi tắm và sắp xếp theo thứ tự dễ lấy để mẹ có thể dùng tới ngay khi cần.

  1. Cách tắm:

Mẹ lần lượt thực hiện theo các bước sau để tắm bé và cẩn thận nhẹ nhàng giữ chặt bé, vì da bé sẽ trơn tuột khỏi tay mẹ khi bị ướt:

  • Cởi quần áo cho bé, nếu chưa tắm ngay thì quấn bé lại bằng khăn bông để giữ ấm.
  • Nhúng khăn sạch vào chậu nước đầu tiên, lau từng bên mắt bé bằng từng góc khăn riêng, sau đó lau mặt, cổ, tay cho bé.
  • Xoa ướt tóc bé, cho ít dầu gội của bé vào lòng bàn tay và mát xa đầu cho bé. Mẹ cẩn thận tránh không để bọt rơi vào mắt, miệng bé.
  • Xả sạch bọt dầu gội bằng nước ở chậu thứ 2. Mẹ nhớ bịt chặt tai bé trước khi xối nước.
  • Lau khô đầu, cổ bé. Sau đó, làm đầy nước ở chậu thứ 2, thả bé chạm nước nhẹ nhàng, từ chân-mông-lưng để bé kịp cảm nhận và thích nghi.
  • Mẹ mát xa nhẹ nhàng cơ thể bé, trò chuyện và dạy bé nghịch nước, tập bơi trong nước khoảng 2-3 phút. Trong thời gian này mẹ cẩn thận giữ đầu và cổ bé vững vàng khỏi mặt nước bằng cách dùng tay đỡ sau vai và gáy bé. Mẹ tắm sạch vùng nách và bẹn của bé, rửa mông từ trước ra sau.
  • Khi bế bé ra khỏi thau nước, mẹ lưu ý bế bằng cách luồn 2 tay dưới nách bé để bé không bị trượt.
  • Đặt bé vào khăn lông, ủ ấm và lau khô cẩn thận các nếp gấp ở tay, nách, bẹn và chân của bé.
  • Thay khăn bông khô, nếu da bé khô thì mẹ có thể thoa kem hoặc phấn trước khi mặc áo và tả cho bé.

Ngoài ra, trò chuyện với bé trong lúc tắm sẽ giúp bé được quan sát phản ứng của mẹ, nghe được tiếng nói của mẹ. Điều này sẽ hỗ trợ bé trong việc tìm hiểu, hoà nhập với môi trường chung quanh và phát triển sự chú ý để hình thành ngôn ngữ và ý thức của bản thân.

Bé được tắm rửa sạch sẽ và thơm tho sẽ cảm thấy thoải mái, tinh thần phấn chấn và sức khỏe tốt hơn. Việc tắm rửa, trò chuyện và mát xa cho bé trong lúc tắm đồng thời còn giúp bé có cảm giác được yêu thương và quan tâm. Không những vậy, được mát xa nhẹ nhàng trong lúc tắm sẽ giúp bé tiêu hoá tốt, ngủ ngon, phát triển tính cường cơ và tăng cường sự phối hợp hài hoà các vận động toàn thân.

Chúc bé khoẻ mẹ vui ^^

Với những người lần đầu làm mẹ, việc tắm cho bé có thể là một thử thách. Tuy nhiên, khi đã có kinh nghiệm, bạn sẽ thấy tắm cho bé là khoảng thời gian thư giãn thoải mái cho cả mẹ và bé. Tắm là một phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Tắm cho bé đúng cách có thể giúp cho bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và có một giấc ngủ ngon.

Đôi khi người lớn lại lo ngại việc tắm  cho bé bởi nhiều lý do mà một trong những lý do đó là việc không tự tin tắm cho trẻ  vì sợ làm tổn thương da  mỏng manh  của trẻ.

Da bé sơ sinh mỏng gấp 10 lần so với da người lớn và có khả năng dị ứng với môi trường nhiều hơn. Thời gian này nên có chế độ chăm sóc đặc biệt cho làn da mỏng manh của bé. Nếu rốn bé chưa lành, bạn chú ý không làm ướt rốn vì nước tắm sẽ vô tình tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm khuẩn rốn bé.

Đôi khi việc tắm bé sẽ kết hợp với việc vệ sinh rốn hàng ngày cho bé.

Các bước thực hiện khi tắm cho bé:

  • Bạn nên chuẩn bị áo, khăn mặt, khăn ủ ấm, băng rốn, nón, vớ, tăm bông cho bé trước và sắp sếp thứ tự thật thuận tiện, dễ lấy…
  • Chuẩn bị môi trường trong phòng, tránh gió lùa, nhiệt độ lạnh ( tắt máy lạnh trước 30 phút, đóng của sổ…)
  • Chuẩn bị  2 chậu nước tắm, 1 lớn 1 nhỏ hơn; lượng nước tùy theo tháng tuổi của bé. Từ 1 tháng trở lên, bé có nhu cầu bơi và quẫy nước thì có thể dùng nhiều nước, vòi sen nhẹ.
  • Trước khi tắm, bạn có thể massa toàn thân cho bé, nói chuyện với bé rồi quấn khăn bông chờ tắm.
  • Kiểm tra lại nhiệt độ nước từ 3705-380C. có thể dùng khuỷu tay của mình để thử độ ấm của nước.
  • Dùng khăn mặt sạch của chậu nước sạch đầu tiên lau từng bên mắt bé, mỗi góc khăn riêng, sau đó lau mặt, tay, cổ cho bé.
  • Xoa ướt tóc bé, cho ít dầu gội của bé vào lòng bàn tay và massa đầu cho bé, tránh không để rơi vào mắt, miệng bé.
  • Khi bạn xả lại bằng nước thì nhớ bịt  tai bé lại và xả 2 lần bằng nước của thau thứ 2.
  • Sau khi làm sạch phần đầu, cổ thì bạn lau khô và tiếp tục tắm phần còn lại bằng chậu thứ 2 lớn hơn.
  • Nhớ thả bé chạm nước nhẹ nhàng, từ chân-mông-lưng để bé kịp cảm nhận, thích nghi.
  • Bạn massa, trò chuyện và dạy bé nghịch nước, dạy bé tập bơi trong nước khoảng 2-3 phút, sau đó bế bé ra và ủ ấm, lau khô.
  • Thay khăn bông khô, mặc áovà tả cho bé.
  • Tắm bé nên vuốt ve trò chuyện, những biểu hiện trên khuôn mặt của bạn điều được trẻ cảm nhận.

Chú ý an toàn cho bé khi tắm rửa

  • Để có thể tắm cho bé một cách hiệu quả và an toàn nhất, bạn hãy chuẩn bị mọi thứ sẵn sang trước khi bắt đầu.
  • Tuyệt đối cẩn thận với nước nóng và đừng bao giờ rời mắt khỏi con bạn khi đang tắm rửa cho bé nhé!
  • Luôn để trông tằm mắt của bạn.

Tiết kiệm thời gian và nước bằng cách tắm vòi sen cho bé

  • Bạn có bao giờ nghĩ đến việc cùng tắm vòi sen với bé chưa? Ngoài việc tiết kiệm nước và thời gian, cách này còn giúp mẹ con gần gũi nhau hơn, và cho bé một trải nghiệm khác khi tắm rửa đấy!
  • Bé thích nhất là sau khi tắm được mẹ bế, cho ti sữa và được mẹ dịu dàng ru vào giấc ngủ.

Được tắm giúp bé ngủ ngon hơn

  • Sau khi được tắm sửa sạch sẽ, bé sẽ cảm thấy thoải mái và ngủ ngon hơn. Đối với các bé sơ sinh, thời gian tắm gần như là lúc tỉnh táo nhất vì bé dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ. Với các bé lớn hơn một chút, tắm rửa giúp con sạch sẽ và dễ chịu, từ đó dễ dàng đi và giấc ngủ và ngủ sâu hơn.

Comments