Cần chuẩn bị gì khi đi nâng ngực?
(Giúp bạn)Nâng ngực là nhu cầu làm đẹp chính đáng của chị em. Tuy nhiên trước đó, bạn cần trang bị kiến thức và tâm lý vững vàng nhất cho cuộc "đại phẫu thuật" này.
Tôi quyết định nâng ngực để cải thiện kích cỡ vòng 1, thế nhưng lo lắng rằng liệu tôi có thể cho con bú sau này nữa không? Và xin hỏi bác sĩ tôi cần lưu ý gì khi nâng ngực?
Hà Hoài (Yên Bái)
Trả lời:
Bạn hoàn toàn vẫn có thể cho con bú sau khi nâng ngực, vì việc cấy ghép ngực không ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa cũng như làm thay đổi kết cấu, chức năng của các tế bào vú.
Tuy nhiên, những điều này cũng chỉ được đảm bảo khi được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa, có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực cấy ghép ngực. Vì thế để an toàn bạn cần nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng bác sĩ sẽ phẫu thuật cho bạn, nơi bạn làm phẫu thuật.
Ngoài ra bạn cũng nên tham vấn ý kiến bác sĩ về loại chất liệu bạn sẽ chọn để nâng ngực để kéo dài vẻ đẹp cho bộ ngực cũng như đảm bảo độ an toàn khi cho con bú.
Để ca phẫu thuật nâng ngực có kết quả như ý muốn, bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:
- Chọn người chăm sóc: Nên nhờ một người thân chăm sóc bạn ít nhất là từ 24 – 48 tiếng sau phẫu thuật, vì khi mới phẫu thuật xong bạn nên nằm thư giãn, nghỉ ngơi thay vì vận động để làm mọi việc. Nếu việc này có thể kéo dài 3 – 5 ngày thì càng tốt.
- Uống nhiều nước: Đây là thói quen có lợi ngay cả trước khi phẫu thuật và sau khi phẫu thuật, nó sẽ giúp bạn tránh được cảm giác khó chịu và buồn nôn do hệ lụy của thuốc gây tê gây nên. Tuy nhiên, cần kiêng tuyệt đối đồ uống có cồn trước 24 giờ khi phẫu thuật.
- Nên ăn nhẹ: Đói bụng có thể là nguyên nhân khiến cho đường huyết và huyết áp hạ, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật cấy ghép ngực, nó cũng sẽ là nguyên nhân khiến bạn dễ bị nôn và buồn nôn hơn.
Vậy nên trước khi phẫu thuật khoảng 6 tiếng bạn nên điểm tâm, một chiếc bánh mỳ, một ly sữa nóng hay một bữa ăn nhẹ.
- Cẩn trọng với thuốc: Nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, vitamin hay các loại thảo dược thì nên ngưng lại trước hai tuần khi phẫu thuật. Hoặc nếu không bạn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ kỹ lưỡng về việc có nên tiếp tục dùng những loại thuốc này? Bởi nhiều loại thuốc, vitamin có thể khiến cho thành mạch máu bị mỏng đi, gây nguy hiểm trong quá trình phẫu thuật.
Nếu bạn có cảm giác bị sưng, đau rát ở vùng ngực bị phẫu thuật. Hãy dùng đá hoặc túi chườm lạnh để chườm sẽ mang lại cảm giác dễ chịu hơn.
- Lựa chọn những trang phục rộng rãi thoáng mát để “diện” sau khi phẫu thuật cũng là điều bạn cần lưu ý, nên mặc những bộ đồ này ít nhất 3 ngày sau khi phẫu thuật vì cảm giác đau nhức có thể khiến bạn khó chịu hơn nếu mặc những bộ đồ bó chẽn, ôm sát cơ thể.
- Không nên mặc áo ngực quá sớm và nên thay mới áo ngực với kích cỡ rộng hơn. Cũng không nên động chạm đến vùng ngực để những tổn thương mau lành.
- Áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng, khoa học, giàu dưỡng chất và đặc biệt đừng quên bổ sung nước cho cơ thể sẽ rất có lợi sau khi phẫu thuật nâng ngực. Không nên ăn những thực phẩm quá lạnh (để trong tủ lạnh). Cũng cần tuân theo chỉ định ăn uống của bác sĩ.
- Khi ngủ không nằm sấp và khi tắm không kỳ cọ đến vùng ngực, không nên ngâm mình trong bồn tắm mà nên tắm bằng nước ấm dưới vòi hoa sen.
- Cần tuyệt đối kiêng thuốc lá ít nhất trong vòng 2 – 3 tuần sau khi phẫu thuật vì khói thuốc sẽ ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Trước khi phẫu thuật nâng ngực cũng nên bỏ thuốc lá 3 tuần.
- Ngưng dùng các loại hóa chất, mỹ phẩm, sữa tắm, chất khử mùi… trước khi phẫu thuật.
- Nếu cảm thấy có bất cứ bất thường nào sau khi nâng ngực, bạn cần liên lạc với bác sĩ ngay để kịp thời xử lý.
Hỏi đáp về phẫu thuật nâng ngực
1. Chất liệu nâng ngực hiện nay liệu có gây ra ung thư không?
“Nâng ngực, làm to ngực có thể gây ra ung thư tuyến sữa”, đây là nỗi lo lắng của rất nhiều người. Thực ra, hiện chưa có chứng cứ khoa học chính xác chứng minh chất silicon có thể gây ra ung thư tuyến sữa. Tuy nhiên, chất silicon tồn tại trong cơ thể 10-12 năm sau lấy ra hoặc thay đổi cái khác thì sẽ an toàn hơn.
2. Sau khi nâng ngực, nếu ngực trở nên bé và cứng thì nên làm thế nào?
Biến chứng thường gặp nhất của nâng ngực là ngực trở nên cứng. Trên thực tế, chất giả thể ở ngực không thể trở nên cứng mà là do cơ thể sản sinh ra chức năng phòng vệ tự nhiên đối với ngực tạo nên túi sợi bao bọc, vì thế nếu không thể thường xuyên mát xa ngực thì sẽ làm cho không gian hoạt động của chất giả thể ngực bị ngăn chặn, túi sợi bao bọc sinh ra thu co. Cách duy nhất là phẫu thuật lấy túi sợi bao quanh túi silicon ra.
3. Phẫu thuật nâng ngực cần bao nhiêu thời gian? Có mất máu nhiều không? Có đau không?
Những người bác sỹ dày dạn kinh nghiệm làm phẫu thuật kiểu này chỉ cần khoảng 1 tiếng, mất khoảng 20-50ml máu. Chỉ cần gây tê, không cần gây mê nên không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, không đau khi thực hiện phẫu thuật.
4. Phẫu thuật nâng ngực thực hiện mở ở nách, dưới quầng vú áo ngực, chỗ nào tốt hơn?
Trước đây rất nhiều người chọn dưới nách, như thế vết mổ khi lành sẽ rất giống với nếp nhăn tự nhiên nhưng bây giờ có rất nhiều người thích mặc áo hở nách và hay đi bơi vì thế xu hướng là chọn vết mổ dưới quầng vú. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có thể gây mất cảm giác.
5. Sau khi nâng ngực có cần mặc áo ngực không?
Sau khi phẫu thuật trong một thời gian ngắn, thường là trong vòng nửa năm thì không nên mặc áo ngực hoặc ít nhất không mặc áo ngực có dây. Bởi vừa mới phẫu thuật nâng ngực xong thì da rất căng, đỡ ngực rất tốt. Thứ hai là vì cơ cấu tế bào dưới cơ ngực khá lỏng lẽo, chất giả thể sẽ dễ bị dịch chuyển khi chịu ngoại lực quá mạnh ở bên ngoài, đặc biệt là dễ bị đẩy lên trên.
Thuốc tham khảo: Vitamin C 500mg - Phòng và điều trị bệnh do thiếu Vitamin C. |
Thùy Linh
Theo GDVN