Cây sả chữa bệnh phù nề chân, đái rắt
(Giúp bạn) - Theo Đông y, sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm để chữa đầy bụng, đái rắt, chân phù nề, chữa ho do cảm cúm...
Cây sả (Cymbopogon citratus) có mùi thơm nhẹ như mùi chanh, do thành phần chính của nó là tinh dầu citral. Những nghiên cứu gần đây cho thấy một chất có khả năng kháng ung thư được tìm thấy trong hoa của nhiều loại sả.
Ảnh minh họa
Công dụng không ngờ từ cây sả
- Sả còn có tác dụng hạ sốt, giúp tiêu hóa tốt. Người ta còn sử dụng hương thơm của sả trong xông hơi, tắm hơi. Nhiều dạng kem bôi ngừa mụn trứng cá và các bệnh da có thành phần chính là tinh dầu sả.
- Sả làm hạ sốt, giải cảm, chữa ho. Nước sắc của sả giúp làm hạ nhiệt sau khi uống; dùng xông có tác dụng làm ra mồ hôi nhiều, thông mũi, hạ sốt, giảm đau nhức.
- Phụ nữ bị đau bụng khi hành kinh có thể lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, hoặc ép sả tươi lấy dịch hay sắc nước rồi uống.
- Chữa đau khớp, đau lưng, nhức dây thần kinh, đau đầu: lấy tinh dầu sả trộn với gấp đôi lượng dầu dừa bôi vào chỗ đau hoặc sưng. Trong trường hợp đau cấp tính có thể uống thêm nước sắc của sả tươi.
- Chữa ghẻ: lấy bột lá sả trộn với sữa thành một khối nhão đắp lên chỗ bị ghẻ vài lần mỗi ngày.
- Nhờ có tác dụng diệt khuẩn và khángnấm, sả được dùng cho các sản phẩm kem bôi da hoặc thuốc mỡ để sát trùng da.
Trong tất cả các trường hợp, có thể dùng 1 tép sả tươi, sắc lấy nước uống hoặc 2 – 3 giọt tinh dầu pha trong một ít nước ấm để uống. Trong trường hợp bị chấn thương, lấy 4 - 5 tép sả, đun sôi trong nước, phathêm một ít rượu trắng để uống. Tinh dầu sả dùng ở liều thấp có tác dụng giúp thư thái tinh thần, dễ đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên không nên chữa mất ngủ bằng tinh dầu liều cao hoặc dùng lâu dài vì có thể sẽ dẫn đến hiện tượng lơ mơ, hôn mê, ảo giác...
Sả là một gia vị được nhân dân ta dùng phổ biến, đồng thời cũng là một cây thuốc chữa bệnh và trừ côn trùng tốt.
Sả là loại cây thảo sống dai, cao khoảng 1m, mọc thành bụi (tên khoa học là Cymbopogon Citratus (L.) Pers.), thuộc họ lúa (Poaceae). Củ sả là một gia vị được dùng trong chế biến nhiều món ăn, chủ yếu là để kích thích tiêu hóa, khử được mùi tanh của cá, thịt, giúp thức ăn thêm thơm ngon.
Theo Đông y, sả vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực. Sả được dùng chủ yếu làm thuốc chữa cảm sốt, đầy bụng, tiêu chảy...
Ảnh minh họa
Liều lượng mỗi ngày 8 - 12g lá và củ sả dưới dạng thuốc xông hay thuốc hãm. Phổ biến nhất là nồi nước xông lá sả phối hợp với một số lá khác như lá tre, lá cúc tần, lá bưởi, lá tía tô... mỗi thứ một nắm, đem nấu nước xông cho ra mồ hôi để chữa cảm sốt, nhức đầu.
Tác dụng chính của sả là ở tinh dầu. Trong lá sả có tinh dầu, thành phần chủ yếu là geraniola và citronelola. Vì vậy, khi ta vò lá sả thấy có một mùi thơm đặc biệt phảng phất mùi thơm của chanh.
Tinh dầu sả bôi lên da hoặc phun trong nhà có thể xua đuổi được ruồi, muỗi và các loài côn trùng khác như dĩn, bọ chét... do đó thường được dùng làm thuốc trừ muỗi và khử mùi hôi.
Phụ nữ cũng thường nấu nước lá sả để gội đầu cho trơn tóc, sạch gầu và có thể tránh được một số bệnh về tóc.
Ngoài ra, củ sả và tinh dầu sả còn dùng để chữa một số bệnh thông thường như giã nát củ sả bôi lên các vết chàm để chữa chàm ở mặt trẻ em. Lấy 3 - 6 giọt tinh dầu sả pha với xi-rô và nước, cho bệnh nhân uống để chữa đau bụng, đầy bụng, chống nôn và thông trung tiện.
Cây sả chữa phù nề chân, đái rắt
Ảnh minh họa
Theo Đông y, sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm để chữa đầy bụng, đái rắt, chân phù nề, chữa ho do cảm cúm...đấy nhé!
Cây sả còn gọi là cỏ sả, lá sả, hương mao. Là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi. Thân rễ trắng hay hơi tím. Lá hẹp, dài giống như lá lúa, mép hơi nháp. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt. Cây sả được trồng khắp nơi ở nước ta, nhân dân trồng cây sả quanh nhà ngoài vườn, xung quanh nhà vệ sinh để xua đuổi ruồi, muỗi, dĩn, bọ chét vừa làm sạch môi trường, vừa có tác dụng phòng bệnh. Ngoài ra, tinh dầu sả còn khử mùi hôi trong công tác vệ sinh. Ngoài được dùng làm rau ăn, gia vị (nhân dân thường dùng ăn sống hoặc tẩm ướp cho thơm các món ăn) cây sả còn là vị thuốc chữa bệnh rất hữu hiệu. Bộ phận dùng làm thuốc là lá, rễ sả dùng tươi, phơi hay sấy khô.
Theo Đông y, sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm để chữa đầy bụng, đái rắt, chân phù nề, chữa ho do cảm cúm...
Đơn thuốc sử dụng cây sả chữa bệnh:
Lá sả: (Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh).
Trị chứng đầy bụng: Lá sả, vỏ bưởi, hồi hương, trạch tả, mộc thông, cỏ bấc, mỗi vị 10g; quế 5g; bồ hóng, diêm tiêu, mỗi vị 2g; xạ hương 0,05g. Tất cả sắc cách thủy với 200ml nước trong 15 - 30 phút, chia uống làm hai lần trong ngày. Nên uống sau bữa ăn trưa và tối. Uống trong 2 ngày. Lưu ý: Trong quá trình điều trị không nên đồ nếp và muối mặn.
Thuốc xông giải cảm: Lá sả, lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu hoặc lá bạch đàn (có thể thêm tía tô, bạc hà, kinh giới), mỗi thứ 50g, cho vào nồi, đậy kín, đun sôi trong 5-10 phút. Lấy ra, mở vung, trùm chăn xông hơi cho ra mồ hôi, lau khô, rồi uống một bát nước thuốc, đắp chăn, nằm nghỉ.
Ảnh minh họa
Chữa phù nề chân, đái rắt: Lá sả 100g, rễ cỏ xước, rễ cỏ tranh hoặc bông mã đề, mỗi thứ 50g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 3 - 4 ngày.
Làm sạch gàu, trơn tóc: Lá sả, hương nhu, lá bưởi..., mỗi vị 30g, rửa sạch đun với nước, để ấm gội đầu. Mỗi tuần nên gội 2 lần. Nước gội đầu có vị sả không những làm thơm tóc, sạch gầu mà còn tránh những bệnh về tóc và da đầu.
Rễ sả: (Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với vị thuốc khác).
Chữa tiêu chảy do lạnh bụng: Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quýt, hậu phác, mỗi vị 6g tất cả đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát, uống khi thuốc còn ấm nên uống vào buổi sáng. Dùng trong 2 ngày. Hoặc rễ sả 10g, búp ổi 8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ, sao qua, sắc với 200ml nước còn lại 50ml, uống sau bữa ăn.
Chữa ho do cảm cúm: Rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 200g, tất cả giã nát, ngâm với rượu 40 độ (200ml rượu); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 400g; mạch môn bỏ lõi 200g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g, 3 vị thuốc này đem sắc cô đặc lại thành 250ml cao lỏng. Trộn lẫn cao lỏng và rượu ngâm thuốc. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 5-10ml. Uống trong 3 ngày.