Chúng ta kiêng điều gì khi bảo quản chè ?
(Giúp bạn) - Những cửa hàng bán trà chuyên nghiệp sẽ biết rõ nguồn gốc, chất lượng và thời hạn sử dụng của những loại trà mà họ bán. Thông thường, ở những cửa hàng kinh doanh uy tín, trà sẽ được bán rất nhanh và ngày chế biến của nguồn hàng bán ra rất gần với ngày bán.
Chè mới kỵ nhất là ẩm ướt. Vì vậy khi mua chè về phải cho vào đồ đựng kín như : bình sắt, lọ thủy tinh, lọ sứ thật khô ráo, rồi cho viên chống ẩm, sau đó đậy thật kín, trà chứa trong bình nên chứa đầy, không để khoảng trống quá lớn, viên chống ẩm nên thường xuyên thay, sau khi đã đóng kín nút, đặt vào nơi râm mát, khô ráo, không nên mở nắp đậy, mỗi lần chỉ nên lấy ra một ít rồi đậy lại.
1. Giữ cho trà luôn khô
Giống như cà phê, trà Thái Nguyên không phù hợp với sự ẩm ướt. Khi tiếp xúc với hơi ẩm, trà sẽ xuất hiện nấm mốc. Do đó, để giữ cho trà (cả trà khô và trà túi lọc) không bị mốc, nên cho chúng vào các lọ, hộp kín hơi, tránh xa những nơi có độ ẩm cao. Tuyệt đối không được bảo quản trà trong tủ lạnh.
2. Bảo vệ trà khỏi ánh sáng, hơi nóng và không khí
Khi những lá trà tiếp xúc với các yếu tố như ánh sáng, hơi nóng và không khí, chúng sẽ mất đi màu sắc, hương vị và cả những lợi ích cho sức khỏe. Không được để trà trong những chiếc lọ làm bằng thủy tinh trong hoặc nhựa không có nắp mà cần chọn những vật đựng có độ kín hơi và mờ đục, chắn được ánh sáng. Đồng thời, nên đặt chúng ở những nơi khô ráo, mát mẻ.
3. Bảo quản trà tránh xa các loại mùi
Các loại trà khô hay túi lọc đều có xu hướng hấp thu các mùi xung quanh chúng. Những nơi bảo quản các loại thảo mộc hoặc gia vị có mùi mạnh, hăng cay sẽ không phải là chỗ phù hợp để bảo quản trà.
Cho trà vào trong những chiếc lọ kín hơi chính là cách tốt nhất để ngăn chúng không hấp thu những mùi mạnh và giữ được hương thơm của lá trà.
4. Chọn mua trà khô ở những cửa hàng quen, có uy tín
Những cửa hàng bán trà chuyên nghiệp sẽ biết rõ nguồn gốc, chất lượng và thời hạn sử dụng của những loại trà mà họ bán. Thông thường, ở những cửa hàng kinh doanh uy tín, trà sẽ được bán rất nhanh và ngày chế biến của nguồn hàng bán ra rất gần với ngày bán.
5. Hộp đựng trà nào tốt nhất?
Chất liệu lý tưởng nhất cho những chiếc lọ hay hộp đựng trà khô là thiếc hoặc nhôm, hoặc bình gốm, hoặc túi hút chân không. Hộp nhựa làm ám mùi nhựa, ảnh hưởng đến hương vị của trà. Hộp đựng trà phải tối hoặc mờ đục và kín hơi, tránh để ánh sáng hay không khí lọt vào. Sau mỗi lần dùng, phải đậy thật kín nắp hộp đựng trà.
6. Bảo quản trà ở những nơi tối, mát và khô
Ánh sáng và độ ẩm được xem là hai "kẻ thù" lớn nhất của trà khô. Nơi bảo quản trà tốt nhất chính là tủ bếp, nơi ít ánh sáng và nhiệt độ luôn ổn định, không bị thay đổi theo thời tiết. Ngoài ra, cần lưu ý là không nên để trà ở gần bếp lò vì hơi ẩm và sức nóng của khu vực này sẽ gây hại cho trà. Tủ lạnh cũng không phải là chỗ thích hợp để bảo quản trà.
7. Không để trà khô đã được ướp hương chung với trà chưa ướp
Nếu để hai loại trà này chung với nhau, mùi hương của trà đã ướp sẽ "lây" sang loại trà chưa ướp. Cần ngửi thử mùi hương của trà trước khi bảo quản vì sự pha trộn của nhiều mùi hương trong trà có thể tạo ra hương thơm khá mạnh, khiến trà không còn hương thơm tinh tế của chúng nữa.
8. Bản quản trà bằng tủ lạnh
Bạn hãy đem gói trà bọc kỹ qua lớp giấy báo rồi cất trong tủ lạnh. Nếu bạn để trong một thời gian dài đảm bảo trà vẫn còn mùi vị như ban đầu.
9. Xử lý trà bị mốc
Nếu trà bị mốc, bạn có thể cho lên nồi hấp cách thuỷ 3 phút, sau đó lấy ra cho vào chảo sạch, vặn nhỏ lửa sấy khô, trà sẽ hết mốc.
- Nếu chè bị mốc, bạn không nên phơi chè ra ngoài nắng, vì trong nắng có các tia tử ngoại làm hỏng các thành phần trong lá chè, ảnh hưởng đến màu sắc và hương vị của chè. Bạn có thể dùng nồi hoặc đồ bằng sắt không có mùi, đặt lên một tờ giấy trắng, đổ chè vào, dùng lửa nhỏ để sấy khô, vừa sấy vừa đảo khoảng 1 - 2 phút cho đến khi chè không còn ẩm nữa, chú ý không được để chè cháy. Sau khi sấy xong, bạn nên để cho chè nguội hẳn mới cất giữ.