Cúm có thể gây tử vong

15:54 14/04/2015

(Giúp bạn)Ai cũng có thể mắc cúm. Cúm gây ra nhiều triệu chứng khó chịu nhưng có thể tự khỏi. Tuy nhiên, vi-rút cúm nhờn thuốc hoặc biến thể có thể gây tử vong.

Theo Sức khỏe & đời sống, cúm là một bệnh viêm đường hô hấp, thường xuất hiện quanh năm, đặc biệt vào những lúc giao mùa với các triệu chứng ban đầu như ngạt mũi, chảy mũi, đau nhức toàn thân, ho…

Được ghi nhận là bệnh lý thông thường, cúm sẽ khỏi nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cúm có thể biến chứng gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ và tính mạng.

Biến chứng bệnh cúm nguy hiểm

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của cúm là viêm phổi. Viêm phổi khiến có thể người bệnh tím tái, khó thở, khạc ra đờm có máu. Sự suy yếu của phổi dẫn đến các tình trạng nặng nề hơn như suy hô hấp, suy tuần hoàn… Lúc này, nếu thể trạng yếu hoặc điều trị không kịp thời, đúng cách, tính mạng người bệnh dễ bị đe doạ. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết của hơn 1000 người Ấn Độ.

-1

Vi-rút cúm nhờn kháng sinh

Việc sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh dễ dẫn đến tình trạng nhờn kháng sinh, khiến quá trình điều trị không hiệu quả. Lúc này, vi khuẩn không bị tiêu diệt bởi thuốc. Các biến chứng dễ dàng xảy ra với mức độ nặng. Tỉ lệ tử vong của người nhờn thuốc lớn hơn rất nhiều so với người thường. Vì vậy, bạn không nên quá lạm dụng thuốc khi bị cúm.

Vi-rút cúm biến thể

Một trong những tình trạng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh là vi-rút biến thể. Khi đưa thuốc vào cơ thể, thay vì bị tiêu diệt, vi-rút lại biến đổi sang một thể khác nguy hiểm hơn. Vi-rút khó bị tiêu diệt dẫn đến các biến chứng nặng nề cho hệ hô hấp, dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, cúm có thể gây biến chứng sang các bệnh có mối liên quan như viêm xoang, viêm đường tiết niệu… Phụ nữ có thai mắc cúm có thể đến đến sảy thai, thai nhi bị dị tật, ảnh hưởng thần kinh.

Bên cạnh cúm lành tính còn có cúm ác tính. Tỉ lệ xuất hiện thấp nhưng dễ gây tử vong. Các biến chứng về hệ hô hấp nhanh chóng diễn ra khiến người bệnh khó thở, tức ngực… rồi qua đời.

Vnexpress dẫn lời thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà, nguyên phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, một số nhóm nguy cơ cao khi mắc cúm dễ trở nặng như: người già, trẻ nhỏ, thai phụ, người mắc bệnh mãn tính. Ngoài ra, những người bị cúm nhưng có dấu hiệu nặng lên như viêm phổi, suy hô hấp, sốt quá cao... thì cũng cần phải lưu ý. Vì thế, những trường hợp này phải đến bệnh viện để được điều trị và chẩn đoán sớm, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Bất kỳ chủng cúm nào cũng nguy hiểm vì đều có khả năng gây biến chứng viêm phổi, thậm chí tử vong. Vì thế, thạc sĩ Hà khuyến cáo, khi có dấu hiệu cúm, sốt, ho… mọi người không nên chủ quan. Nếu có các triệu chứng nặng thì nên vào viện để được hỗ trợ, đặc biệt là để được phân lập, xác định chủng vi-rút cúm đang mắc phải để có hướng điều trị kịp thời.

Phòng tránh cúm

Để đảm bảo cho tính mạng của mình cũng như hạn chế các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên chú tâm vào việc điều trị, đặc biệt với trẻ em, người già, người ốm yếu… Khi phát hiện các triệu chứng ở mức nặng như thở yếu, sốt cao… cần nhanh chóng đi khám, tránh trường hợp đáng tiếc.

Sau một tuần, nếu các triệu chứng vẫn còn, bạn không nên tiếp tục tại nhà hoặc không dùng thuốc mà nên đi khám. Để bệnh càng lâu, khả năng xuất hiện biến chứng càng lớn. Không nên lạm dụng thuốc khi bị cúm.

Khi mắc cúm, bạn nên uống nhiều nước, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều rau xanh, hoa quả tươi để tăng sức đề kháng cho cơ thể, giữ tinh thần thoải mái. Trong trường hợp mắc cúm gia cầm, cần nhanh chóng chữa trị và thông báo với chính quyền để có các biện pháp phòng chống kịp thời cho khu vực.

Để phòng bệnh, thường xuyên giữ gìn vệ sinh thân thể, rửa tay bằng xà phòng xát khuẩn, không ăn gia cầm, thịt lợn không rõ nguồn gốc. Mỗi tuần, bạn có thể vệ sinh mũi, họng bằng nước muối. Khi tiếp xúc với người bệnh hoặc nơi đông người, nên đeo khẩu trang, nhất là trong mùa cúm. Mặc đủ ấm để cơ thể không bị nhiễm lạnh. Thường xuyên tập luyện và có chế độ dinh dưỡng phù hợp để hạn chế sự tấn công của vi-rút.

Tham khảo thuốc:

Tobicom Caps: Nhức mỏi mắt, viêm giác mạc, đau nhức mắt, giảm thị lực trong thời kỳ cho con bú, quáng gà, bổ sung dưỡng chất khi suy yếu thị lực.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Thói quen để bàn chân nhiễm lạnh dễ dẫn tới cảm cúm
-3 Cách xử lý khi bị bong da bàn tay
-4 Lịch khám thai và siêu âm
-5 Người bị tiêu chảy không nên ăn gì?

Theo GDVN

Comments