Để dùng thuốc qua đường tiêu hóa một cách hiệu quả

15:28 14/04/2015

(Giúp bạn)Để thuốc vào miệng ngậm (hoặc dưới lưỡi) để thuốc tan ra từ từ. Nếu nuốt chửng thuốc hiệu quả chữa trị sẽ giảm đi rất nhiều.

Sự hấp thu của thuốc

Theo Chuyên trang của Benh.vn, hấp thu là sự vận chuyển thuốc từ nơi dùng thuốc (uống, tiêm) vào máu để rồi đi khắp cơ thể, tới nơi tác dụng. Như vậy sự hấp thu sẽ phụ thuộc vào:

- Độ hòa tan của thuốc. Thuốc dùng dưới dạng dung dịch nước dễ hấp thu hơn dạng dầu, dịch treo hoặc dạng cứng.

- pH tại chỗ hấp thu vì có ảnh hưởng đến độ ion hóa và độ tan của thuốc.

- Nồng độ của thuốc. Nồng độ càng cao càng hấp thu nhanh.

- Tuần hoàn tại vùng hấp thu: càng nhiều mạch, càng hấp thu nhanh.

- Diện tích vùng hấp thu. Phổi, niêm mạc ruột có diện tích lớn, hấp thu nhanh.

Từ những yếu tố đó cho thấy đường đưa thuốc vào cơ thể sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu.

Ngoại trừ đường tiêm tĩnh mạch, trong quá trình hấp thu vào vòng tuần hoàn, một phần thuốc sẽ bị phá huỷ do các enzym của đường tiêu hóa, của tế bào ruột và đặc biệt là ở gan, nơi có ái lực với nhiều thuốc.

-1

(Ảnh minh họa)

Phần thuốc bị phá huỷ trước khi vào vòng tuần hoàn được gọi là  "first pass metabolism" (chuyển hóa do hấp thu hay chuyển hóa qua gan lần thứ nhất vì thường là uống thuốc). Phần vào được tuần hoàn mới phát huy tác dụng dược lý, được gọi là  sinh khả dụng (bioavailability) của thuốc.

Dùng thuốc qua đường tiêu hóa hiệu quả

Nuốt thuốc: Sức khỏe và đời sống cho biết, đa số các loại thuốc viên (viên nén, viên nang, viên bao tan trong ruột) đều sử dụng cách thức nuốt cùng với nước. Khi nuốt thuốc cần phải nuốt nguyên viên thuốc, mà tuyệt đối không được nhai hoặc bóc lớp vỏ ngoài của thuốc ra để uống.

Bởi nếu nhai hoặc tháo vỏ viên thuốc ra uống dược chất sẽ bị phân hủy ngay ở dạ dày, mà không được hấp thu ở ruột non sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.Khi uống thuốc viên, nên uống ở tư thế đứng và phải uống thuốc với nhiều nước, còn nếu nằm uống thuốc mà lại không uống nước thì thuốc dễ lưu lại lâu ở thực quản có thể gây loét niêm mạc nơi thuốc tiếp xúc (thực quản).

Vết thương này có thể gây ra xuất huyết khi thức ăn đi qua chỗ lở loét. Nghiêm trọng hơn có thể gây ra xuất huyết, kích thích đầu mút ở thần kinh, gây đau đớn. Chỗ loét do thuốc gây ra thường rất khó chữa trị, đôi lúc phải phẫu thuật.

Cần lưu ý, nước dùng để uống thuốc nên là nước đun sôi để nguội mà không dùng nước trà, hoa quả hay sữa để uống thuốc (vì những nước này có thể sẽ gây ra phản ứng hóa học làm giảm hiệu lực của thuốc hoặc những tương tác bất lợi cho cơ thể). Thông thường nên uống thuốc với một cốc nước to (khoáng 150 - 200ml).

Nhai thuốc: Ngoài việc nuốt thuốc, ngậm thuốc thì một số thuốc lại cần nhai trước khi uống mới có tác dụng chữa bệnh. Đó là những loại thuốc kháng axit chữa loét dạ dày. Các thuốc này nên được nhai nát trước khi nuốt và chỉ cần uống với một ít nước thôi. Khi vào dạ dày thuốc sẽ tan rất nhanh, có tác dụng phủ lên vết loét trong dạ dày.

Đối với thuốc trị chứng khó tiêu có chứa than thảo mộc, canxi carbonat, canxi phosphat... cũng cần được nhai nát và uống với nước để tăng cường hấp phụ chất khí, chất độc, trung hòa các dịch tiết ở dạ dày.

Ngậm thuốc: Bên cạnh việc uống thuốc thì một số laoị thuốc lại cần ngậm trong miệng như  các loại thuốc dùng để chữa ho, một số thuốc chữa đau thắt ngực, thuốc chữa tăng huyết áp…

Cách dùng: Để thuốc vào miệng ngậm (hoặc dưới lưỡi) để thuốc tan ra từ từ. Nếu nuốt chửng thuốc hiệu quả chữa trị sẽ giảm đi rất nhiều.Với những trường hợp đang bị đau thắt ngực, tăng huyết áp thì nuốt chửng thuốc viên lại không mang lại hiệu quả nhanh bằng ngậm dưới lưỡi.

Tuy nhiên, thông thường người bệnh tăng huyết áp sử dụng cách nuốt thuốc, vì vậy trong trường hợp lúc nào nên ngậm thuốc cần có chỉ định của bác sĩ.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Chứng khó tiêu: Nguyên nhân, triệu chứng
-3 Xăm không dùng kim có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu
-4 Công dụng và lợi ích của rau chùm ngây
-5 Những kiểu đau bụng nguy hiểm

Theo GDVN

Comments