Sử dụng Insulin trong điều trị bệnh đái tháo đường
(Giúp bạn)Insulin thường được sử dụng trong phác đồ điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) typ 1 và typ 2, thay thế quá trình bài tiết insulin sinh lý, nhằm kiểm soát nồng độ đường huyết nhưng cần hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra cơn hạ đường huyết.
Insulin có tác dụng gây hạ đường trong máu
Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Bạch Mai đưa tin, đái tháo đường (ĐTĐ) là 1 trong 4 bệnh mạn tính đang có tốc độ phát triển nhanh trên toàn thế giới, đó là ĐTĐ, bênh tim mạch, bệnh phổi và bệnh ung thư. Chiếm 50%tỷ lệ tử vong trên toàn cầu. WHO cho thấy Hiện nay trên thế giới có 177 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, con số đó sẽ tăng lên 221 triệu người vào năm 2010 và năm 2025 sẽ là 299 triệu người.
Đó là căn bệnh giết người thầm lặng vì mỗi một năm trên thế giới có 3.2 triệu người chết, mỗi ngày có 8700 người chết, hoặc mỗi phút có 6 người chết vì bệnh ĐTĐ. Mà nguyên nhân chết của bệnh ĐTĐ là do biến chứng. Trong số 17 triệu người chết vì đột qụy do tim mạch thì 50- 70% là do biến chứng (BC) tim mạch của bệnh ĐTĐ, biến chứng suy thận giai đoạn cuối cũng là nguyên nhân đánh kể, có khoảng 50% bệnh nhân ĐTĐ trên toàn cầu phải lọc máu nhân tạo, BC tắc mạch chi , BC thần kinh ngoại vi dẫn đến phải cắt cụt chân biến người bệnh thành tàn tật ngày một nhiều, BC mắt gây mù loà là nguyên nhân găp hàng đầu ở các nước phát triển....và nhiều BC cấp tính khác đe doạ đến tính mạng người bệnh.
Ảnh minh họa
Việt Nam là nước đang phát triển nên không thể nằn ngoài những nguy cơ trên.
Đã có nhiều nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa kiểm soát đường huyết và sự giảm tiến triển của biến chứng mạn tính của bệnh ĐTĐ. Trong đó nghiên cứu DCCT (Diabetes Control and Complication Trial) cho thấy kiểm soát đường huyết chặt đã là giảm tần suất các biến chứng ở bệnh nhân ĐTĐ type 1, sự kiểm soát chặt chẽ ĐH bằng tiêm insulin nhiều lần (3- 4 lần) làm:
- Giảm biến chứng bệnh võng mạc: 27- 76%
- Giảm biến chứng thận: 34 - 57%
- Giảm biến chứng thần kinh: 60%
- Giảm biến chứng tim mạch: 35%
Sức khỏe và đời sống dẫn lời dược sĩ Phạm Thiệp cho biết, Insulin là một thuốc nội tiết tố chế tạo bằng kỹ thuật ADN tái tổ hợp (insulin người) hoặc insulin động vật, được tinh chế cao độ. Như vậy kỹ thuật chế tạo insulin - một sản phẩm sinh học đòi hỏi rất nghiêm ngặt. Chất lượng thuốc từ đó gắn liền với các hãng dược phẩm nổi tiếng hay không.
Mặt khác, để bào chế được dịch treo để tiêm người ta phải dùng nhiều chất phụ gia khác nhau như kẽm, chlorid, glycerol, metacresol, phenol, disodium, phosphat, chất điều chỉnh pH, protamin sulfat, methylparahydroxy benzoat...
Thuốc có các đơn vị khác nhau: 40đvqt/ml, 100đvqt/ml. Từ đó tính ra liều dùng. Tất nhiên với loại đvqt thấp phải dùng lượng thuốc lớn. Ví dụ: một người phải dùng 20đvqt x2 lần/ngày (40đvqt) sẽ phải dùng 1ml/ngày. Nhưng với loại 100đvqt thì phải dùng 0,4ml/ngày. Lượng dùng nhiều chắc chắn sẽ phải chịu một lượng phụ gia lớn.
Có thể các chất phụ gia này cũng có thể là tác nhân gây nên dị ứng, hạ huyết áp. Một số người tiêm insulin, trung bình 30 - 40đvqt/ngày loại 40đvqt/ml có một số trường hợp bị tụt huyết áp, có khi chỉ còn 100/60mmHg. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, mệt mỏi, có thể bị ngất xỉu.
Trà Mi
Theo GDVN