Không nên lạm dụng paracetamol

15:23 14/04/2015

(Giúp bạn)Paracetamol hay acetaminophen là một loại thuốc được bán khá thông dụng trên thị trường, chủ yếu dưới dạng viên nén hay viên sủi, với nhiều tên thương mại khác nhau như panadol, efferalgan, acemol, tylenol, hapacol...

Theo Báo điện tử Người lao động, paracetamol hay acetaminophen là một loại thuốc được bán khá thông dụng trên thị trường, chủ yếu dưới dạng viên nén hay viên sủi, với nhiều tên thương mại khác nhau như panadol, efferalgan, acemol, tylenol, hapacol...

Dù tác dụng chính của thuốc là giảm đau, hạ sốt nhưng nhiều người vẫn xem nó như “thần dược”, hễ thấy bệnh là uống, dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường.

Tác hại của việc lạm dụng paracetamol

Trang Dân trí cho biết, nguyên nhân gây ngộ độc khi dùng quá liều là do thuốc được chuyển hóa ở gan với một tốc độ đều đặn. Một chất chuyển hóa do hệ enzym cytochrome P450 giải phóng là N-acetyl-p-benzoquinone imine (NAPQI) gắn với màng tế bào gan và nếu không bị trung hòa bởi các chất chống oxy hóa thì sẽ gây tổn thương lớp màng lipid kép của tế bào.

Glutathione của gan là chất chống oxy hóa chủ yếu, chất này gắn và trung hòa NAPQI. Do đó, khi quá liều paracetamol thì glutathione bị thiếu hụt và nếu trên 70% số lượng bình thường thì NAPQI không bị trung hòa và sẽ gây tổ thương cho tế bào gan.

Ngoài ra, theo nhiều chuyên gia, paracetamol dạng uống khi vào ruột sẽ có 4% lượng thuốc biến thành chất độc có hại cho gan. Gan phải hoạt động nhiều hơn bình thường để đào thải chất độc, nếu đào thải không kịp thì chất độc sẽ tích tụ và phân hủy tế bào gan. Ngoài ra, việc dùng thuốc này tùy tiện cũng khiến nhiều bệnh nhân vô tình bỏ qua việc điều trị căn bệnh thực sự - nguyên nhân gốc rễ của chứng nhức đầu, sốt… mà họ gặp.

PGS - TS - dược sĩ Trương Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Dược sĩ Bệnh viện TPHCM, nhấn mạnh: “Nên hiểu paracetamol chỉ giải quyết triệu chứng. Ví dụ, người bị nhức đầu do bệnh về thần kinh, huyết áp khi uống vào có thể thấy hết nhức đầu do thuốc làm dãn mạch ngoại biên tạm thời nhưng căn bệnh thì vẫn còn đó.

Tương tự với người bị sốt do cảm cúm, sốt xuất huyết… paracetamol chỉ có tác dụng giúp hạ sốt chứ không thể trị dứt bệnh.

-1

Không nên quá lạm dụng Paracetamol

Lưu ý trước khi sử dụng paracetamol

+Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi dùng thuốc.

+Không dùng thuốc khi không đau nhức, không sốt cao trên 38,5 dùng khi trẻ sốt trên 38,5 sốt quá 5 ngày ở trẻ em và quá 10 ngày ở người lớn, trừ khi được bác sĩ chỉ định.

+Trong các trường hợp đau đầu, đau răng, đau khớp, đau do ngã, chấn thương... bắt buộc phải uống paracetamol thì cần lưu ý là thuốc có tác dụng sau khi uống khoảng 15 - 30 phút và tác dụng tối đa trong 3 đến 4 giờ. Vì vậy, phải dùng thuốc cách nhau tối thiểu 4 giờ. Thuốc được chuyển hóa ở gan thành chất hòa tan trong nước và thải trừ ra ngoài qua nước tiểu.

+Khi dùng thuốc không uống bia, rượu và các loại thuốc khác có khả năng làm tăng độc tính của paracetamol ví dụ như isoniazid…

+Không dùng paracetamol với những người mẫn cảm với thành phần của thuốc, người say rượu, người có bệnh tim mạch, phổi, thận, gan hoặc thiếu 6GP.

+Sử dụng loại paracetamol theo cơ chế phóng thích chậm để tác dụng thuốc được kéo dài và ít hại đến gan.

Thuốc tham khảo: Acemol-325mg

Paracetamol được dùng rộng tãi trong điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa.

Paracetamol được dùng giảm đau tạm thời trong điều trị chứng đau nhẹ và vừa: đau đầu, đau răng, đau bụng kinh...

Paracetamol thường được dùng để giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, khi sốt có thể có hại hoặc khi hạ sốt nói chung không đặc hiệu, không ảnh hưởng đến tiến trình của bệnh cơ bản và có thể che lấp tình trạng bệnh của người bệnh.

Thùy Linh

Nên đọc
-2 Những bài thuốc trị bệnh nhức đầu
-3 Cách chữa đau lưng không cần dùng thuốc
-4 Các mẹo và phương thuốc trị bệnh đau dạ dày
-5 Cách giảm đau cho bé tại nhà

Theo GDVN

Comments