Dùng thuốc gì điều trị nứt gót chân?
(Giúp bạn)Nứt gót chân khiến một số người cảm thấy bất tiện vì gót chân trông xấu xí, số khác lại bị đau đớn, thậm chí không thể mang giày vì gót nứt nẻ, chảy máu và viêm nhiễm.
Chữa trị nứt gót chân bằng thuốc và những mẹo vặt từ tự nhiên
Trả lời trên Báo Sức khỏe và Đời sống, DS Minh Thành cho biết, nứt gót chân là phần da khô ở gót chân bị mất đi độ đàn hồi và tách ra khi trọng lực cơ thể dồn xuống chân. Trong trường hợp nặng, các vết nứt có thể gây chảy máu, thậm chí tổn thương sâu, bội nhiễm do vi khuẩn và virut thâm nhập.
Hiện nay có một số loại dược phẩm có công dụng trị nứt gót chân. Trong thành phần thuốc, hãy chú ý đến axit lactic và malic giúp tẩy tế bào chết trên bề mặt da, đồng thời cung cấp độ ẩm tối đa để nuôi dưỡng, chữa lành và làm mềm da. Nó cũng là lớp bảo vệ ngăn ngừa sự thất thoát của bã nhờn và các loại dầu tự nhiên có trong da.
Bên cạnh đó là các dưỡng chất như vitamin E, dimethicone và chất siêu dưỡng ẩm natri PCA (hiệu quả hơn glycerine 50%) kết hợp với dầu mầm lúa mì cho các hiệu ứng nhanh trông thấy. Quan trọng nhất là thuốc phải chứa ít nhất 25% urea, một thành phần có tính chất nền tảng cho việc duy trì lớp ngoài của da, có độc tính thấp và ít gây dị ứng.
Không tự ý bôi các loại mỡ kháng sinh hoặc thuốc không rõ nguồn gốc khi chưa thăm khám và có ý kiến của bác sĩ. Ngoài kem đặc trị, có thể áp dụng một số liệu pháp tự nhiên để hạn chế tình trạng khô nứt gót chân như: massage gót chân với dầu mè hoặc dầu dừa khoảng 10 phút trước khi đi ngủ, sáng hôm sau dậy thì rửa lại chân sạch sẽ.
Hàng ngày, ngâm chân trong nước ấm có vắt nửa quả chanh. Sau đó, khi da chân mềm thì lấy đá mài chà nhẹ phần gót chân và rửa sạch. Trộn glycerin và nước hoa hồng với nhau rồi thoa vào gót chân hàng ngày.
Lấy một quả chuối chín, bóp nát và thoa vào khu vực gót chân bị ảnh hưởng, để ít nhất trong 15 phút mới rửa sạch… Đó là những biện pháp khắc phục nứt gót chân cho hiệu quả nhanh chóng.
Thêm vào đó, cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu hụt vitamin và khoáng chất cũng chính là tác nhân gây nứt gót chân. Nên uống nhiều nước hàng ngày (ít nhất 1,5 lít) để giữ cho làn da và gót chân không bị mất nước. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin A, C, E để chống lão hóa da. Các thực phẩm giàu chất béo omega-3, kẽm, sắt, canxi cũng cần thiết cho người bị nứt gót chân.
Để việc dùng thuốc đạt hiệu quả thì phải luôn giữ cho đôi chân được khô ráo và sạch sẽ, giữ ấm cho chân, không đi chân trần trong nền thô ráp. Tuyệt đối không dùng kéo hay dao cạo lớp da gót chân dày sẽ khiến lớp da ấy dễ bị nhiễm trùng và tình trạng nứt không cải thiện.
Nguyễn nhân gây nên hiện tượng nứt gót chân
Báo Phụ Nữ Thành Phố Hồ Chí Minh dẫn tin theo body-in-balance.org, nứt gót chân là vấn đề phổ biến ở phụ nữ lẫn nam giới. Có người chỉ cảm thấy bất tiện vì gót chân trông xấu xí. Người khác lại bị đau đớn, thậm chí không thể mang giày vì gót nứt nẻ, chảy máu và viêm nhiễm.
Nứt gót chân có thể do những nguyên nhân sau:
- Da hoặc vùng chai sần quanh gót chân bị khô, cộng với việc gan bàn chân bị quá tải khi phải gánh bạn.
- Đi đứng làm việc trên sàn cứng trong thời gian dài.
- Tăng cân, dẫn đến áp lực đè lên gan bàn chân lớn hơn.
- Bệnh nấm da chân, bệnh vảy nến, bệnh tuyến giáp, tiểu đường và một số bệnh lý khác ở da cũng có thể gây nứt gót.
- Quá trình lão hoá tự nhiên, da sẽ mất dần độ đàn hồi khi chúng ta già đi.
- Liên tục ngâm chân trong nước khiến da bị mất đi lớp dầu tự nhiên, trở nên khô ráp.
- Khí hậu hanh khô.
- Thiếu vitamin, khoáng chất, kẽm và axit béo omega-3 thiết yếu.
- Tắm nước nóng quá lâu.
- Xà phòng, lotion hay sản phẩm chăm sóc chân có chất tẩy mạnh.
- Phơi chân ra ánh nắng mặt trời quá mức.
Thuốc tham khảo: Gentrisone 10g Chỉ định: |
Thùy Linh
Theo GDVN