Hiểu bệnh để dùng kháng sinh đúng cách
(Giúp bạn)Dùng kháng sinh cũng cần phải đúng cách. Hãy tham khảo những chỉ dẫn dùng kháng sinh chi tiết với từng loại bệnh dưới đây.
Cách dùng kháng sinh đối với bệnh viêm họng
Vnexpress dẫn tin theo Live press, đây là một trong những lý do phổ biến hầu hết mọi người đến và yêu cầu được dùng thuốc kháng sinh.
Không cần kháng sinh
Trong hầu hết trường hợp, viêm họng là do virus, không phải do vi khuẩn. Kháng sinh làm việc bằng cách giết chết hoặc vô hiệu hóa vi khuẩn. Chúng không có hiệu lực với virus.
Cần dùng kháng sinh phù hơp với tình trạng của bệnh
Tốt hơn hên, bạn nên giảm bớt sự khó chịu bằng thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen. Cần kết hợp nghỉ ngơi để giúp hệ thống miễn dịch đánh bại các virus.
Dùng kháng sinh
Khi có sốt cao trên 38,5 độ kết hợp với các đốm trắng trên amiđan có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn. Một số triệu chứng thường gặp của viêm họng do vi khuẩn là xuất hiện chảy mũi, hắt hơi, sưng đau hạch cổ... Nếu các triệu chứng kéo dài trên 24-48 giờ có thể dùng kháng sinh như penicillin.
Cách dùng kháng sinh đối với bệnh viêm xoang
Không cần kháng sinh
Hầu hết viêm xoang là do virus, vì vậy kháng sinh sẽ không có tác dụng. Xông mũi trong một bát nước bốc hơi với một chiếc khăn trên đầu có thể giúp làm ẩm và lỏng các dịch tiết, dễ dàng thông mũi. Các thuốc giảm đau cũng có thể làm giảm cảm giác nghẹt mũi tạm thời.
Dùng kháng sinh
Nếu các triệu chứng không được cải thiện sau một tuần hoặc những cơn viêm xoang xuất hiện nhiều lần trong năm thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh. Khoảng 1/3 người bị viêm xoang sẽ phát triển nhiễm khuẩn thứ phát trong các màng của xoang và đòi hỏi phải điều trị bằng kháng sinh.
Cách dùng kháng sinh đối với bệnh đau mắt
Các chứng viêm, đau và nhiễm trùng mắt có thể được gây ra bởi vi khuẩn, virus hoặc nấm.
Không cần kháng sinh
Khi mắt nhiễm trùng nhẹ, cảm giác khó chịu có thể điều trị với thuốc kháng khuẩn như Brolene Eye Drops và GoldenEye có chứa isetionate propamidine. Thay vì giết chết các vi khuẩn, các thuốc này làm chậm sự tăng trưởng, cho phép cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Dùng kháng sinh
Khi mắt có biểu hiện đau nặng, xuất hiện dấu hiệu của viêm kết mạc do vi khuẩn thì việc dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh là cần thiết.
Cách dùng kháng sinh đối với nhiễm trùng ngực
Không cần kháng sinh
Viêm phế quản thường được gây ra bởi virus. Có thể giảm bớt các triệu chứng với aspirin, paracetamol và ibuprofen.
Nếu bị ho khoảng 2 tuần, có thể không cần thuốc kháng sinh. Nếu kéo dài hơn 3 tuần, bạn có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát từ một nhiễm trùng ngực để theo dõi các triệu chứng khác như sốt cao và thở khò khè.
Dùng kháng sinh
Khi có các triệu chứng như sốt cao hơn 38,5 độ, khó thở, đau đầu, ho ra đàm... có thể là triệu chứng của viêm phổi. Không giống như viêm phế quản, viêm phổi có thể được gây ra bởi vi khuẩn và kháng sinh thường là cần thiết. Nếu ho ra máu hoặc có ho dai dẳng trong hơn 3 tuần, bạn phải gặp bác sĩ.
Cách dùng kháng sinh đối với nhiễm trùng tai
Không cần kháng sinh
Nhiễm trùng tai giữa thường được gây ra bởi một loại virus. Paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đau hoặc sốt.
Dùng kháng sinh
Ở người lớn hoặc trẻ em, nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm sốt cao trên 38,5 độ và ói mửa, không khỏi trong vòng 2-3 ngày hoặc nếu có mủ chảy ra ở tai, cần phải dùng đến kháng sinh.
Cách dùng kháng sinh đối với nhiễm trùng tiết niệu
Không cần kháng sinh
Các triệu chứng nhẹ bao gồm cảm giác nóng rát nhẹ khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần có thể được giảm bớt bằng cách uống nhiều nước và nước trái cây nam việt quất 250-500 ml hàng ngày.
Nếu nhiễm trùng tiểu tái phát, đôi khi chỉ đơn giản là do không uống đủ nước hoặc sử dụng quá nhiều xà phòng khi vệ sinh vùng kín.
Dùng kháng sinh
Nếu bạn bị đau thắt lưng, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đã lan đến thận và kháng sinh là cần thiết. Kháng sinh cũng đóng vai trò chính để điều trị viêm bàng quang.
Báo điện tử VneReview cho biết, khi cần chữa bệnh bằng thuốc kháng sinh, người bệnh phải được bác sĩ khám bệnh, kê đơn (không tự ý dùng thuốc hoặc nghe người khác mách).
Với người bệnh: Trước khi dùng thuốc phải xem lại đơn bác sĩ về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, cách dùng thuốc, kiêng kỵ; sau đó xem tờ hướng dẫn sử dụng trong hộp thuốc về cách dùng, kiêng kỵ, tác dụng phụ... để dùng thuốc cho đúng, tránh những điều đáng tiếc.
Thuốc kháng sinh thường được sử dụng sai bởi vì nhiều bệnh nhân không dùng theo hướng dẫn của bác sĩ. Họ có thể ngừng uống thuốc kháng sinh quá sớm trước khi bệnh của họ được hoàn toàn chữa khỏi, hoặc tự ý tăng liều để "nhanh khỏi". Điều này sẽ khiến vi khuẩn trở nên đề kháng với thuốc kháng sinh.
Với bác sĩ: Phải kiểm tra tình trạng bệnh nhân (có thai, tiền sử dị ứng thuốc, các thuốc đang sử dụng...) xác định đúng tác nhân gây bệnh và chọn loại thuốc thích hợp, tránh điều trị kiểu bao vây.
Trước hết phải có một chẩn đoán nhiễm khuẩn. Bình thường, trên cơ thể ở những đường tự nhiên như đường thở, đường tiêu hóa, đường tiết niệu sinh dục có một cộng đồng nhiều loại vi khuẩn có lợi sống chung hòa bình với vi khuẩn có hại, nhưng vì nguyên nhân nào đó các vi khuẩn có hại nhiều lên bất thường mà cộng đồng vi khuẩn không kiểm soát được mới sinh ra chuyện viêm nhiễm.
Nếu có viêm mà không do nhiễm khuẩn thì không dùng thuốc kháng sinh. Ví dụ như đau họng do hút thuốc nhiều, uống nước đá, dùng điều hòa nhiệt độ nhiều… thì không vội dùng thuốc kháng sinh mà cần chữa các nguyên nhân gây nhiễm lạnh gây thay đổi nội môi đường miệng, mũi, họng.
Thuốc kháng sinh sẽ không chữa được cảm lạnh vì cảm lạnh là do virus, kháng sinh không có hiệu lực trên virus. Điều trị cảm lạnh thường là nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng các thuốc hạ sốt và đau đầu.
Khi có xác định nhiễm khuẩn, việc tiếp theo là lựa chọn loại thuốc kháng sinh nào phù hợp. Người bệnh cần kể cho thầy thuốc nghe tiền sử đã bị những lần viêm nhiễm thế nào, dùng thuốc kháng sinh gì, bao lâu để có lựa chọn thuốc thích hợp. Bác sĩ cũng có thể dựa trên một số kinh nghiệm lâm sàng để xác định loại vi khuẩn gây bệnh để từ đó chỉ định sử dụng loại kháng sinh nào.
Ví dụ: Trên bề mặt da hay gặp các vi khuẩn G(+) như liên cầu (Streptococus), tụ cầu (Staphylococus); trong đại tràng có nhiều E.Coli...
Tốt nhất thì làm kháng sinh đồ trước khi chỉ định để thuốc có tác dụng nhất, tránh nhờn thuốc.
Thùy Linh
Theo GDVN