Hỏi - đáp về chứng đái dầm ở trẻ nhỏ?
(Giúp bạn)Đái dầm là tình trạng rỉ nước tiểu trong lúc ngủ ở trẻ trên 5 tuổi. Có 2 loại tiểu dầm: nguyên phát và thứ phát.
Em muốn hỏi như thế nào được gọi là đái dầm ạ? Những triệu chứng của nó như thế nào bác sĩ?
Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan, Trưởng khoa thận - nội tiết, bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM trả lời:
Tiểu dầm là tình trạng rỉ nước tiểu trong lúc ngủ ở trẻ trên 5 tuổi. Có 2 loại tiểu dầm: nguyên phát và thứ phát. Nguyên phát là trẻ tiểu dầm liên tục, không có thời gian nào ngưng tiểu dầm. Thứ phát là trẻ đã hết tiểu dầm trong 6 tháng, sau đó xuất hiện tiểu dầm trở lại.
Con gái em dù ngủ ban ngày hay ban đêm gì cũng đái rất nhiều lần? Không biết có bệnh gì ko ạ?
Tiến sĩ Từ Thành Trí Dũng, Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Đại học Y Dược trả lời:
Kính chào quý độc giả,
Các tiêu chuẩn để chẩn đoán đái dầm, bao gồm:
1 - Đi tiểu trên giường hay tiểu vào quần lặp đi lặp lại nhiều lần (hoặc vô ý hoặc có chủ tâm) khi ngủ đêm.
2 - Xảy ra thường xuyên 2 lần/tuần trong ít nhất 3 tháng liền.
3 - Độ tuổi ít nhất là năm tuổi (hay mức phát triển tương đương). Trẻ nhỏ hơn không được xem là đái dầm. Ðái dầm là sự bài tiết nước tiểu không kiểm soát vào lúc ngủ, xảy ra ở lứa tuổi đã có khả năng kiểm soát được việc tiểu tiện (khoảng 4 đến 5 tuổi).
Bố mẹ thường rất lo lắng khi trẻ đái dầm thường xuyên
4 - Đái dầm không do hậu quả trực tiếp của một chất (như thuốc lợi tiểu) hay do bệnh lý toàn thân (như đái tháo đường, tật cột sống chẻ đôi, động kinh,...).
Bạn không nói rõ là con bạn bao nhiêu tuổi? Nếu bé bị đái dầm ban ngày lẫn ban đêm bạn nên đưa bé đến bệnh viện để khám và kiểm tra.
Con trai tôi năm nay được 4 tuổi, ban ngày cháu ngủ không đái dầm nhưng ban đêm ngủ thì hôm nào cũng đái, đái từ 1 đến 2 lần trong một đêm. Cháu cân nặng 12kg, ban ngày cháu vẫn chơi và ăn uống, sức khỏe bình thường, chỉ mỗi tội đêm nào cũng đái dầm. Xin bác sỹ tư vấn giúp để cháu khỏi bệnh, Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Trẻ 4 tuổi mà còn tiểu dầm vào ban đêm 1-2 lần là bình thường. Nếu trẻ còn đang được mặc tả giấy và uống sữa vào ban đêm.
Ở lứa tuổi này, bạn có thể hạn chế tình trạng trên bằng cách giảm lượng nước uống sau 17h, không uống sữa và uống ngọt 2h trước ngủ, cho trẻ đi tiểu ngay trước khi lên giường. Nếu trẻ không còn tiểu dầm thì bạn nên hạn chế mặc tả giấy và tiến đến ngưng sử dụng tả.
Con gái cháu năm nay học lớp 1 vẫn bị đái dầm hàng đêm, cũng dùng các biện pháp mua thuốc đái dầm, canh gọi dậy đi đái nhưng đều thất bại. Xin bác sĩ tu vấn giúp loại thuốc chữa trị và cách chống đái dầm đêm của con cháu. Nếu cần đi khám thì cháu nên đưa con đến khám ở đâu?
Trẻ học lớp 1 mà vẫn còn tiểu dầm thì cần phải can thiệp hỗ trợ. Đầu tiên chúng ta có thể sử dụng các biện pháp không dùng thuốc.
1. Không cho bé bú đêm và uống sữa 2h trước khi ngủ.
2. Cho trẻ tiểu ngay trước khi lên giường ngủ.
3. Tập trung mặc tả cách đêm và tăng dần số đêm không mặc tả đến khi không cần mặc tả giấy nữa.
4. Khuyến khích khen ngợi trẻ các đêm không mặc tả và sau này khi trẻ không tiểu dầm vào ban đêm.
Nếu sau một tháng áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng tiểu dầm không thuyên giảm, đề nghị gia đình cho trẻ đến khám tại phòng khám tiểu dầm - Bệnh viện Nhi đồng 1.
Tham khảo thuốc: Nước súc miệng Thái dương: Thúc đẩy tuần hoàn lợi (nướu) ngăn ngừa nguy cơ cao răng và viêm nhiễm gây sâu răng. Giúp khử sạch mùi hôi miệng và cho hơi thở thơm mát. Flour giúp cho răng chắc khoẻ mỗi ngày. Đặc biệt hương bạc hà độ cay nhẹ, thân thuộc, sát trùng nhẹ. |
Trà Mi
Theo GDVN