Hướng dẫn 6 cách khám bệnh hiệu quả
(Giúp bạn)Có những người sau khi rời phòng khám mà vẫn chưa hài lòng với cuộc khám bệnh của mình hoặc chợt nhớ ra mình còn chưa hỏi bác sỹ điều quan trọng... Sau đây là 6 cách giúp bạn tận dụng cuộc khám bệnh một cách tối đa:
- 1
Hẹn trước và chuẩn bị trước những thứ có thể
Gọi điện đến phòng khám để đặt chỗ trước. Như thế, bạn sẽ được ưu tiên khám sớm hơn những người khác khi đến đó. Bên cạnh đó, nếu có thể bạn cũng nên tìm hiểu về những bác sỹ trong lĩnh vực bạn cần khám tại đó và đặt chỗ trước với bác sỹ bạn muốn khám cho mình.
Bạn cũng nên hỏi xem có phải chuẩn bị gì trước khi đến khám (uống nhiều nước, ăn nhẹ…) và có phải điền vào bất kỳ loại giấy tờ nào không. Nếu có, bạn hãy đề nghị họ fax trước những giấy tờ đó đến cho bạn nếu có thể. Như thế, bạn sẽ không phải mất thời gian xử lý chúng khi đến khám mà chỉ việc vào ngay phòng khám. Bạn càng ít giải quyết những thứ này tại cuộc hẹn bác sỹ thì càng tốt.
Nhớ hỏi xem có phải thực hiện bất kỳ cuộc kiểm tra máu, nước tiểu hay phân không vì những cuộc kiểm tra này sẽ đòi hỏi bạn phải đến trước cuộc hẹn vài giờ.
Bạn nên có sự chuẩn bị trước càng kỹ càng tốt.
- 2
Chọn đúng thời điểm
Nếu có thể, bạn nên tránh đi khám vào những ngày hoặc buổi có đông người đến khám, chẳng hạn như thứ 2 hoặc thứ 6 hoặc những ngày ngay trước hoặc sau ngày nghỉ. Nó chỉ khiến bạn chờ đợi lâu hơn để có kết quả kiểm tra và/hoặc việc chẩn đoán bệnh.
- 3
Nghĩ trước những điều cần hỏi bác sỹ
Viết ra giấy tất cả những điều bạn hoặc những người thân của bạn muốn hỏi bác sỹ. Đừng cố gắng nhớ tất cả mọi thứ bởi khả năng bạn nhớ được tất cả là rất thấp. Hãy bắt đầu hỏi bác sỹ những câu quan trọng nhất và khi nghĩ ra được những câu hỏi mới thì lại hỏi tiếp. Với cách đó, bạn sẽ rời phòng khám với những giải đáp thỏa mãn cho những điều thắc mắc
- 4
Nếu có thể, hãy mang theo ai đó tự tin và bình tĩnh
Khi đi khám, do đầu bạn quay cuồng với cả đống thông tin cùng với cảm xúc lẫn lộn nên bạn rất dễ bỏ sót hoặc quên mất thông tin quan trọng. Vì thế, bạn nên mang theo một người tự tin và có khả năng kiểm soát để là tai, là mắt của bạn.
Giao cho họ trách nhiệm ghi chép những thông tin và lời khuyên của bác sỹ. Nếu cảm thấy lúng túng với một từ hoặc thuật ngữ y học nào đó, hãy đề nghị bác sỹ đánh vần rõ ràng.
Còn nếu buộc phải đi một mình, bạn nhớ mang theo giấy bút để ghi chép những gì bác sỹ nói. Có thể bạn nghĩ bạn sẽ nhớ tất cả nhưng sau khi bạn ra đến phòng khám, những thứ đó có thể sẽ bay ra khỏi đầu bạn. Vì thế, đừng chủ quan nhé
- 5
Lưu giữ kết quả khám bệnh
Sau khi khám bệnh, bạn hãy lưu giữ lại tất cả những kết quả đó vì có thể chúng sẽ cần thiết cho những lần khám sau này. Có thể bác sỹ sẽ chẩn đoán bệnh cho bạn một cách chính xác hơn dựa vào những lần khám và kết quả trước đây.