Nếu bạn ăn thịt gà vịt nổi hạch sẽ rất dễ bị mắc bệnh
(Giúp bạn) - Đôi lúc chúng ta tiếc những con gà bị dịch bệnh, hạch nổi nên vẫn làm thịt để có thực phẩm. Điều này không nên tý nào!
Hạch trong cơ thể gà vịt là biến tướng của các tố chất mắc một số bệnh nào đó, trong đó tỷ lệ u bướu rất cao.
Rất nhiều con gà bị u bướu trước khi giết nhất định có triệu chứng lâm sàn rõ rệt, nhưng tình trạng dinh dưỡng của gà bị bệnh nói chung tốt, nhất là loại gà mắc bệnh Malic, nếu không quan sát kỹ thì rất khó phát hiện, thường sau khi giết mới kiểm tra ra.
Bệnh Malic thông thường lây nhiễm trong đám gà 2-5 tháng tuổi, biểu hiện cấp tính, thường là gan, tỳ, thận và buồng trứng sưng to, gấp nhiều lần so với cơ quan bình thường. Bệnh bạch huyết thường lây nhiễm trong đám gà 4-10 tháng tuổi.
Khi bệnh phát triển sẽ thấy có u bướu nhỏ không đều, số lượng không giống nhau nổi lên ở gan tỳ và đuôi gà. Biến đổi của gan thấy rất rõ, thể tích lớn chiếm đầy cả khoang ngực, chất lượng gan giòn, nhìn bên ngoài có màu hơi tím, đó là đặc trưng của bệnh máu trắng limpo, còn gọi là "bệnh to gan".
Việc sử dụng thịt gia cầm bị u bướu, pháp lệnh về thực phẩm vẫn chưa có quy định thật rõ ràng, nói chung chỉ áp dụng: nếu u lành thì cắt bỏ từng phần, thịt sau khi ướp vẫn được sử dụng.
Nếu u ác như bệnh Malic, bệnh máu trắng nếu tình trạng dinh dưỡng vẫn còn tốt, u chỉ hạn chế phía trong, thì cắt bỏ ruột gan, thịt được nấu chín ở nhiệt độ cao thì vẫn có thể bán cho người tiêu dùng. Nhưng nếu thịt gầy mỏng, nổi hạch màu vàng, u bướu lớn, nhiều chỗ có dấu hiệu nhiễm bệnh thì phải tiêu hủy, hoặc chỉ dùng cho công nghiệp.
Trong gia đình khi giết gà vịt phát hiện các loại u bướu có thể tham khảo cách làm trên để xử lý, đối với loại u bướu khó xác định được lành hay ác thì nên xử lý theo loại u ác. Tóm lại, phát hiện gà vịt có hạch thì tốt nhất không nên ăn.