Làm gì khi trẻ sinh non suy dinh dưỡng, vàng da?
(Giúp bạn)Vàng da sơ sinh là do tăng bilirubin gián tiếp rất hay gặp, chiếm 25 - 30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng. Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên nhưng nguy hiểm nhất là trong 2 tuần đầu.
Con gái tôi sinh ở tuần thứ 33, nặng 2 kg. 15 ngày tuổi cháu bị vàng da và đến 3 tháng 10 ngày mới khỏi hẳn. Việc đó có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của cháu sau này? Hiện nay cháu được 4 tháng và nặng 6 kg, dài 58 cm. Cháu phát triển như vậy có bình thường không thưa bác sĩ? Tôi có nên cho cháu ăn thêm sữa công thức không? Khi cháu tròn 6 tháng tôi có thể cho cháu ăn dặm như trẻ đủ tháng bình thường không và ăn như thế nào là hợp lý?
(Trương Thị Hà - Hà Nội)
Trên báo Vnexpress, Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi - Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho biết, tình trạng trẻ vàng da như vậy sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng thể thấp còi. Bé đã bị thiếu dinh dưỡng. Với trẻ sinh non, việc chăm sóc dinh dưỡng rất quan trọng, để bé mau bắt kịp tốc độ tăng trưởng.
Các bà mẹ vẫn nên cho bé bú mẹ hoàn toàn vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé, dễ tiêu hóa và hấp thu, bên cạnh đó bé còn nhận được nhiều miễn dịch từ mẹ truyền cho con qua sữa sẽ giúp bé khỏe mạnh, phòng tránh được bệnh tật. Mỗi lần cho bú, bạn cho bé bú mẹ hết bầu thứ nhất mới chuyển sang bầu sữa thứ hai để tận dụng sữa béo cuối bầu con bạn mới lên cân tốt được.
Nếu bé bú no, tự bé nhả ti mẹ và ngủ ngoan. Nếu mẹ không đủ sữa, bé sẽ quấy khóc, miệng làm động tác mút, bé có thể mút tay nữa. Trong trường hợp bé bú cả hai bầu không đủ sữa bạn mới cho bé ăn sữa công thức, nhưng vẫn nên tận dụng bú mẹ trước rồi mới cho ăn thêm sữa ngoài.
Nếu bé được nuôi dưỡng tốt sẽ mau chóng lên cân và chiều cao. Việc ăn dặm chỉ nên thực hiện cho bé khi đủ 6 tháng tuổi, áp dụng với cả trường hợp bé nhà bạn sinh non khi 33 tuần thai. Còn hiện tượng vàng da của bé kéo dài hơn 3 tháng liên quan đến bệnh lý rồi. Bạn cố gắng tuân thủ điều trị cũng như việc kiểm tra định kỳ theo chuyên khoa cho bé. Vì bé đã có nguy cơ suy dinh dưỡng nên bạn cần cho đi khám dinh dưỡng sớm nhé.
Thế nào là vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh?
BS.Trần Minh Nguyệt chia sẻ trên Sức khỏe & đời sống, ở trẻ đủ tháng, bình thường thì vàng da được coi là sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi. Hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Mức độ vàng da nhẹ (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn).
Vàng da đơn thuần, không kết hợp các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ...). Nồng độ bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ non tháng...Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ.
Vàng da được coi là bệnh lý khi có bất thường từ một trong số các tiêu chuẩn sau:
- Vàng da đậm xuất hiện sớm;
- Không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng;- Mức độ vàng toàn thân và cả mắt;- Vàng da kết hợp các triệu chứng bất thường khác (trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật...);
- Xét nghiệm bilirubin trong máu tăng hơn bình thường.Khi có các dấu hiệu vàng da bệnh lý như nói trên, cần phải đưa ngay trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.Các phương pháp điều trị vàng da sơ sinh?
Cho đến nay, tại các khoa sơ sinh, điều trị vàng da sơ sinh bằng 3 phương pháp chính, đó là:- Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch), truyền albumin và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp.
- Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất.- Thay máu khi bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao.Tùy trường hợp cụ thể, các bác sĩ có thể sử dụng 1 - 2 hay 3 phương pháp cùng lúc.
Tuyển Trần
Theo GDVN