Làm sao để bắt bệnh qua bàn tay

21:09 10/02/2014

(Giúp bạn)Bằng cách quan sát bàn tay, bạn có thể nhận biết những dấu hiệu đầu tiên của một số loại bệnh trong cơ thể.

  • 1

    Vết đỏ trong lòng bàn tay

    Trong ngắn hạn, lòng bàn tay đỏ có nghĩa là bạn vừa làm một công việc nặng nhọc với đôi tay hay cầm nắm một đồ vật gây đau cho lòng bàn tay. Nhưng nếu lòng bàn tay của bạn vẫn còn đỏ trong một thời gian dài, có thể bạn đã bị ban đỏ lòng bàn tay. Đây là một dấu hiệu của bệnh gan, đặc biệt là xơ gan và gan nhiễm mỡ. (Một ngoại lệ: Nếu bạn đang mang thai, lòng bàn tay màu đỏ là bình thường).

    Nguyên nhân: Viêm gan làm suy yếu chức năng gan nên nó không đào thải các chất thải khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Kết quả là các mạch máu ở lòng bàn tay và bàn chân bị giãn ra do các chất trong cơ thể vượt quá mức bình thường nên lòng bàn tay có màu đỏ.

    Giải quyết: Xem thêm các triệu chứng khác của bệnh gan như sưng chân và bụng, tĩnh mạch hiện rõ trên bụng kèm theo mệt mỏi. Nếu có thêm các triệu chứng này, bạn nên đi xét nghiệm chức năng gan.

  • 2

    Chiều dài ngón tay

    So sánh chiều dài ngón tay có thể cho bạn một số ngạc nhiên. Thông thường, ngón đeo nhẫn của đàn ông có xu hướng dài hơn ngón tay trỏ của họ, trong khi ở phụ nữ thì ngược lại. Những phụ nữ có ngón đeo nhẫn dài hơn ngón tay trỏ có gấp hai lần khả năng bị viêm xương khớp, theo một nghiên cứu năm 2008.

    Ngón tay trỏ dài hơn, mặt khác, có liên quan với nguy cơ cao ung thư vú ở phụ nữ và với nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn ở nam giới.

    lam-sao-de-bat-benh-qua-ban-tay-1
    Ngón tay bị sưng, dày và cứng trong nhiều ngày có thể là do suy giáp.

    Nguyên nhân: Các nhà khoa học tin rằng chiều dài ngón tay bị ảnh hưởng do hàm lượng khác nhau của kích thích tố testosterone và estrogen trong tử cung. Ngón đeo nhẫn dài hơn cho thấy người đó đã tiếp xúc với testosterone nhiều hơn trước khi sinh và ngược lại. Tỷ lệ tiếp xúc với hai kích thích tố này ở nam và nữ có liên quan đến nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

    Giải quyết: Nếu bạn rơi vào những trường hợp này cần chú ý giữ gìn sức khỏe hệ xương và kiểm tra sức khỏe tổng quát định kì với lưu ý kĩ các bệnh ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

  • 3

    Sưng ngón tay

    Nếu ngón tay của bạn cảm thấy sưng, dày và cứng trong nhiều ngày, đó có thể là do suy giáp.

    Nguyên nhân:  Khi tuyến giáp hoạt động kém, nó tạo ra ít các kích thích tố quan trọng để điều tiết sự trao đổi chất. Khi trao đổi chất chậm, kết quả thường là tăng cân và tích tụ nước. Vì thế ngón tay bạn sưng lên do dư thừa nước và khó uốn cong hơn bình thường.

    Giải quyết: Kiểm tra tuyến giáp thường xuyên để xua tan các nghi vấn khi thấy ngón tay sưng.

  • 4

    Móng tay nhạt màu

    Bình thường, nếu bạn nhấn nhẹ lên móng tay, nó sẽ chuyển sang màu trắng, và sau đó sẽ hồng trở lại. Nếu móng tay của bạn vẫn trắng hơn một phút sau khi bạn nhấn vào và thả ra, điều này có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu.

    Nguyên nhân: Thiếu máu, hoặc thiếu sắt, nguyên nhân gây móng tay nhợt nhạt khi không có đủ tế bào hồng cầu lưu thông trong máu. Thiếu sắt nặng có thể khiến móng tay có dạng hơi lõm. Thiếu máu còn là nguyên nhân của móng tay xanh xao.

    Giải quyết: Bạn có thể điều trị thiếu máu bằng cách tăng chế độ ăn uống giàu sắt, như như rau bina đỏ, thịt, rau xanh sẫm…hoặc uống các viên thuốc sắc bổ sung.

    lam-sao-de-bat-benh-qua-ban-tay-2
    Sọc đỏ dưới móng tay có thể do nhiễm trùng tim hoặc máu.

  • 5

    Sọc đỏ dưới móng tay

    Đây là hiện tượng xuất huyết dưới móng tay do chấn thương bàn tay hoặc tệ hơn là nhiễm trùng tim hay máu.

    Nguyên nhân: Nếu ban xuất huyết do một chấn thương ở móng thì không quá lo lắng. Tuy nhiên, đây cũng là một dấu hiệu của bệnh viêm nội tâm mạc bán cấp nhiễm khuẩn.

    Giải quyết: Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn thường đi kèm với sốt nhẹ, vì thế hãy lưu ý đến nhiệt độ cơ thể. Bạn nên kiểm tra sức khỏe của tim nếu có cả hai triệu chứng trên

  • 6

    Đầu ngón tay dày lên

    Hiện tượng đầu ngón tay dày lên (clubbing) có thể là một dấu hiệu của bệnh tim hoặc phổi.

    Nguyên nhân: Nếu hệ thống tuần hoàn của tim hoặc phổi bị suy giảm, nồng độ oxy trong máu  sẽ giảm. Theo thời gian, điều này khiến các mô mềm ở ngón tay phát triển, vì vậy ngón tay (và các đầu ngón chân) phình ra.

    Giải quyết: Nếu ngón tay và ngón chân phình ra kèm theo các triệu chứng khác như khó thở hoặc ho mãn tính. Clubbing cũng xảy ra với bệnh van động mạch chủ, có thể gây mệt mỏi và đau ngực. Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe tim và phổi trong thời gian sớm nhất

  • 7

    Ngón tay xám xanh

    Ngón tay có màu xám hoặc xanh hoặc cảm thấy tê liệt có thể là một dấu hiệu của một chứng rối loạn tuần hoàn được gọi là bệnh Raynaud hoặc hội chứng Raynaud.

    Nguyên nhân: Hội chứng Raynaud gây ra co thắt đột ngột tạm thời trong các mạch máu và động mạch. Các động mạch bị thu hẹp làm giảm lưu lượng máu đến bàn tay và ngón tay, Các triệu chứng bao gồm bàn tay và ngón tay tê lạnh, xanh xao.

    Giải quyết: Cách tốt nhất để ngăn chặn Raynaud là làm giữ lối sống khỏe mạnh. Hút thuốc và caffeine có thể làm co mạch máu, vì vậy bỏ thuốc lá và cắt giảm cà phê, trà và cola. Tăng cường tập thể dục aerobic của bạn để tăng nhịp tim của bạn.

Comments