Làm sao để bé hòa đồng với bạn bè
(Giúp bạn)Con bạn là một đứa bé ngoan ngoãn, biết nghe lời, nhưng thường có vẻ ngại ngùng, không thoải mái khi ở cạnh các bạn cùng trang lứa. Nếu cho rằng con đang gặp khó khăn khi giao tiếp với các trẻ khác, bố mẹ hãy giúp bé nhé. Vì chơi với bạn đồng trang lứa là một việc rất quan trọng để con bạn học được nhiều quy tắc xã hội quan trọng như chia sẻ, nhường nhịn và biết kiên nhẫn, lại còn vui nữa chứ.
Hãy bắt đầu bằng những bước nhỏ khuyến khích trẻ có những giao thiệp xã hội tích cực, và đừng quá dồn ép. Xấu hổ hay cẩn trọng có thể là bản tính của con bạn, và đó không hẳn là điều không hay, thay vì cố tìm cách thay đổi tính cách của con, bạn có thể giúp bé cố gắng khám phá niềm vui khi chơi với các bạn đồng trang lứa.
Bố mẹ không nên tự ý chọn một người nào đó và hy vọng con sẽ kết bạn với người mà bạn mong muốn. Hãy để ý khi con nhắc tới một cô, cậu bé nào ở trường, bạn có thể hỏi rằng, “Con có muốn rủ bạn đến chơi không?” Nếu câu trả lời là có, bạn có thể gọi cho bố mẹ của người bạn đó để thu xếp thời gian đến chơi. Những buổi chơi là bước khởi đầu cho cuộc sống xã hội của những đứa trẻ nhút nhát, và nếu trong những buổi chơi này, bạn tạo được những trải nghiệm tích cực, con bạn sẽ muốn tiếp tục chơi và sẽ được phát triển kỹ năng giao tiếp. Dưới đây là một số gợi ý:
1. Buổi chơi nhỏ.
Ảnh minh họa |
Bắt đầu bằng việc mời một hay hai “đối tượng tiềm năng” tới nhà, nên là những đứa trẻ mà con bạn đã biết và tầm tầm tuổi bé, nếu không thì lớn hơn một chút, vì những trẻ lớn có thể biết hướng dẫn và nhường nhịn em hơn. Những buổi chơi này cũng chỉ nên kéo dài nhiều nhất là hai tiếng
2. Lên kế hoạch.
Hãy hướng những buổi hẹn chơi quanh những trò chơi và hoạt động mà con bạn thích và giỏi chơi. Như thế sẽ giúp trẻ thoải mái và tự tin hơn. Ban đầu, bạn hãy chú ý chuẩn bị đủ đồ chơi để bọn trẻ có thể chơi mà không phải tranh giành, chưa cần tập thói quen nhường nhịn và chia sẻ vào lúc ban đầu này.
3. Cùng tham gia.
Đừng để mặc đám trẻ chơi với nhau và hy vọng điều tốt nhất. Có sự hướng dẫn của bạn sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn với nhau, nhất là khi chúng mới quen. Hãy sẵn sàng tham gia trong trường hợp chúng cãi cọ và nghỉ chơi, hay cần thay đổi hoạt động gì đó nhưng đừng can thiệp quá lố, bênh vực hay khư khư chăm cho con mình.
4. Lập lịch và theo đó mà làm.
Để giúp con làm quen, hãy cố sắp xếp và duy trì những buổi chơi đều đặn hàng tuần cho con với những đứa trẻ khác. Nếu mọi việc diễn tiến tốt đẹp, có thể chuyển những buổi hẹn này ra công viên hay ở nhà một bé khác. Và nếu mọi việc diễn tiến tốt đẹp hơn nữa và con bạn đã bắt đầu có thể tự chơi với bạn, hãy cho bé đến chơi nhà khác mà không có bạn ngồi bên, ban đầu trong một thời gian ngắn, và dần tăng thời gian lên.
5. Chơi với con.
Ảnh minh họa
|
Hãy dành thời gian chơi với con, chỉ hai người thôi. Việc đó giúp bạn khuyến khích sự tương tác đồng thời tìm hiểu cách chơi của con mình, điểm mạnh và yếu của bé để biết cách hướng dẫn những cuộc chơi của bé tại nhà.
6. Cân nhắc nuôi một con vật cưng.
Vài đứa trẻ có thể chưa sẵn sàng với việc chơi với các bạn cùng trang lứa. Nếu bé cứ bám lấy bạn và không chịu rời, thử nghĩ đến phương án đón nhận một em thú cưng vào gia đình xem. Chơi với thú cưng cũng đòi hỏi sự tương tác xã hội nhưng không làm bé e sợ.
7. Xem người khác làm thế nào.
Xem phim hay đọc sách về tình bạn với con cũng là một cách phát triển và khuyến khích bé có thái độ xã hội tích cực hơn.
8. Rủ bạn của chính bạn đến chơi.
Vì con của bạn thường chú ý đến những việc mà người lớn làm và bắt chước theo đó, nên hãy làm mẫu cho con bằng cách mời bạn của chính bạn đến chơi, và càng tốt hơn nữa nếu người bạn đó dắt cả con nhỏ đến. Vậy là bạn có cuộc hẹn đôi rồi đó.
9. Đừng kỳ vọng quá nhiều.
Ảnh minh họa
|
Trẻ trước tuổi đi học chủ yếu chơi với nhau bằng cách nhìn nhau và bắt chước hơn là trực tiếp cùng chơi. Nếu con bạn cảm thấy áp lực phải làm nhiều hơn thế thì có thể sẽ dẫn đến phản tác dụng. Cháu có thể đã có sẵn cảm giác không thoải mái khi ở cạnh các bạn cùng trang lứa, giờ áp lực từ phía bố mẹ càng làm gia tăng cảm giác này. Bé có thể sợ làm bạn thất vọng, hoặc sẽ ra sức chứng tỏ. Do đó bố mẹ không nên thúc ép trẻ chơi với nhau vì chúng có khả năng tự mình lựa chọn. Ở đây có một đường ranh mỏng. Bạn không muốn thúc ép tình bạn, nhưng bạn chắc chắn có thể làm nền cho nó.
10.Tìm sự giúp đỡ
Nếu bạn cảm thấy vấn đề thật sự nghiêm trọng. Trong phần lớn trường hợp, xấu hổ hay khó kết bạn ở lứa tuổi nhỏ là điều cũng bình thường thôi. Nhưng nếu con bạn thường hay lảng tránh ánh mắt, bỏ cuộc hay đành hanh bất thường hoặc la khóc mỗi khi có trẻ khác ở gần, hay có vẻ sợ đi học hay ra sân chơi, hãy liên lạc với bác sĩ và chuyên gia, bạn nhé.