Làm sao để bé thích học toán
(Giúp bạn)Bé có rất nhiều điều phải chuẩn bị trước khi tới trường và một trong số đố chính là niềm đam mê và tinh thần ham học hỏi đối với toán học.
Bạn không nên ép buộc bé thích toán vì sợ bạn. Từ khi còn học ở trường, bạn cũng biết rằng, các con số, các phép tính không phải lúc nào cũng là ‘món ăn dễ nuốt’. Cho nên, hãy mang một thái độ tích cực khi dạy bé làm toán. Bé hiểu được sự liên quan giữa các hoạt động trong thế giới thực với các khái niệm. Dùng toán học để giải quyết các vấn đề trong sinh hoạt hằng ngày một cách thú vị.
Để bé biết rằng, làm toán quan trọng như thế nào trong cuộc sống và bé có thể sử dụng các con số, phép tính một cách thường xuyên. Khi bạn trả tiền ngoài cửa hàng, hãy nhờ bé giúp đỡ. Muốn đếm các đồ đạc trong nhà, cũng hãy nhờ bé. Chỉ cho bé thấy các bác sỹ, y tá, kỹ sư xây dựng… dùng toán học như thế nào. Mỗi một hoạt động đều khiến bé coi các con số và phép tính trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống.
Toán không có nghĩa chỉ là những con số, nó còn bao gồm việc:
- Xác định các hình thù. Ví dụ, có bao nhiêu hình tam giác bé nhìn thấy trong bức tranh treo trên tường?
- Nhận biết các phần. Ví dụ, bức tranh có một hình tròn màu đỏ, một hình tròn màu đen và một hình màu xanh nằm thẳng nhau.
- So sánh. Ví dụ, có phải chiếc tất này to hơn chiếc tất kia không?
Nếu bé đang muốn giúp đỡ bạn nhặt bánh trong giỏ ra đĩa thì bạn hãy hỏi bé: ‘Mẹ có 4 cái bánh, nếu mẹ đưa cho con 1 cái thì trong giỏ còn bao nhiêu cái bánh con nhỉ?’. Hãy chờ bé suy nghĩ và trả lời, bạn đừng nôn nóng. Đôi khi nếu câu trả lời không đúng, không hề gì. Bé đang trong độ tuổi phát triển và hoàn thiện nhận thức nên để bé quan tâm tới vấn đề gì đó, đã là một thành công rồi.
Bé rất thích các đồ dùng mà tạo ra được ‘sự thần kỳ’. Việc cho bé bấm bàn tính là cách để thu hút bé vào các con số. Bạn cũng hướng dẫn bé sử dụng các công cụ sẽ dùng ở trường học trong thời gian tới.
Mục đích trong hoạt động này là để bé suy nghĩ, tại sao chiếc máy tính lại ‘thần kỳ’ như thế.