Những điều lưu ý khi bổ sung muối vào phần ăn của trẻ

15:27 19/10/2015

(Giúp bạn) - Trẻ sơ sinh có nhu cầu về muối, tuy nhiên lượng muối trẻ cần cực ít và hầu hết đã có đủ trong sữa mẹ, sản phẩm sữa hay trong thực phẩm trẻ ăn hàng ngày.

Trẻ sơ sinh hay trẻ em nói chung có nhu cầu muối không cao và các bé chỉ cần một lượng muối rất nhỏ để hấp thụ. Tuy nhiên, vì muối là gia vị được thêm nhiều vào trong các thực phẩm bạn mua hàng ngày, chẳng hạn như bánh mì, bánh quy,... (thậm chí những thực phẩm này thường có nồng độ muối khá cao) nên bé luôn có nguy cơ hấp thụ dư thừa muối.

Ảnh minh họa

 

Liều lượng muối tối đa cho trẻ sơ sinh và trẻ em là:

  • Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi hoặc ít hơn cần 1g muối mỗi ngày (ít hơn 0.4g Natri)
  • Đối với trẻ từ 1-3 tuổi cần 2g muối một ngày (0.8g Natri)
  • Đối với trẻ từ 4-6 tuổi cần 3g muối một ngày (1.2g Natri)
  • Đối với trẻ từ 7-10 tuổi cần 5g muối một ngày (2g natri)
  • Đối với trẻ từ 11 tuổi trở lên cần 6g muối mỗi ngày (2.4G sodium)

Thông thường, những em bé được bú sữa mẹ đã tiếp nhận lượng muối phù hợp có sẵn trong sữa mẹ. Trong sữa bột cũng có chứa một số lượng muối tương đương như sữa mẹ.

Ảnh minh họa

 

Khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn dặm, cần lưu ý không thêm muối vào thức ăn mà bạn cung cấp cho bé vì có khả năng gây quá tải cho thận do thận của bé còn quá non yếu. Bạn cũng nên tránh cho bé ăn các loại thực phẩm làm sẵn không dành cho trẻ sơ sinh, chẳng hạn như ngũ cốc ăn sáng, vì chúng cũng có nhiều muối. Trên thực tế rất nhiều loại thực phẩm cho trẻ em chứa khá nhiều muối, vì vậy điều quan trọng là cha mẹ cần phải cẩn thận kiểm tra các thông tin dinh dưỡng trước khi mua. Hàm lượng muối thường được đưa ra là con số cho natri. Ví dụ, thực phẩm có chứa nhiều hơn 0,6g natri trong mỗi 100g được coi là có hàm lượng muối cao. Bạn có thể quy đổi ra lượng muối trong thực phẩm bằng cách nhân số lượng natri với 2,5. Ví dụ, 1g natri trong mỗi 100g thức ăn tương đương với 2,5g muối trong mỗi 100g thức ăn.

Ảnh minh họa


Bạn có thể điều chỉnh giảm lượng muối cho con bằng cách trong các bữa phụ tránh cho bé ăn nhiều đồ ăn vặt như khoai tây chiên, bánh quy,... và thử lựa chọn những thực phẩm lành mạnh như trái cây sấy khô, rau,...

Nêm nhiều muối khi nấu bột, cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn mặn khi bé lớn. Cung cấp một lượng muối phù hợp nhằm đảm bảo cho con bạn không ăn quá nhiều muối cũng có nghĩa là giúp bé phát triển sức khỏe toàn diện và phòng ngừa nhiều bệnh lí nguy hiểm do việc dung nạp quá nhiều muối gây ra như rối loạn nhịp tim và phù thũng.

Nguồn bài: nhs.uk

Comments