Lưu ý khi dùng thuốc kháng acid

15:27 14/04/2015

(Giúp bạn)Sử dụng những loại thuốc kháng acid một cách tùy tiện sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Theo Sức khỏe và Đời sống, thuốc kháng acid là những loại dược phẩm có nhiệm vụ thực hiện một phản ứng trung hòa hydrochloric acid (HCl) tiết ra trong dịch tiêu hóa ở dạ dày, thuốc kháng acid cũng hoạt động như một chất đệm cho acid dạ dày bằng cách làm tăng độ pH, nhằm làm giảm tính acid ở dạ dày.

Khi dạ dày có quá nhiều acid sẽ gây ra hiện tượng đau, lở loét hệ tiêu hóa... Vì vậy, những loại thuốc kháng acid được chỉ định dùng để giảm đau và khó chịu trong các rối loạn về hệ tiêu hóa.

Thực tế, có những trường hợp ở hệ tiêu hóa có vấn đề là do lượng acid ở dạ dày thấp, thiếu các loại enzyme tiêu hóa, thức ăn không được nhai kỹ trước khi nuốt, vì vậy, lượng thức ăn này sẽ ứ trệ ở bộ máy tiêu hóa và lưu trữ ở đấy lâu hơn bình thường. Kết quả là thực phẩm sẽ được lên men và sinh ra khí độc.

Nếu khí độc này tràn ra thực quản có thể gây ra những cơn đau ngực dữ dội và bệnh nhân tưởng lầm đấy là một cơn đau tim. Đồng thời acid sẽ tràn vào trong thực quản gây nên một cảm giác nóng rát mà ta thường gọi là ợ nóng, ợ chua.

Trong những trường hợp ợ nóng, nếu sử dụng những loại thuốc kháng acid thì có thể tạm thời cải thiện được cảm giác nóng rát, vì như đã nói, những loại thuốc này có tác dụng làm giảm acid dạ dày nhưng sau vì do thiếu acid ở dạ dày nên sự tiêu hóa không đúng đắn sẽ xảy ra, thực phẩm rồi sẽ lại bị lên men, vòng luẩn quẩn cứ tái đi diễn lại.

Nếu lại tiếp tục sử dụng thuốc kháng acid thì dạ dày sẽ bị thiếu acid, dẫn đến những khiếm khuyết trong quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng, nhất là vitamin nhóm B và sắt. Acid trong dịch tiêu hóa còn có thêm chức năng tiêu diệt một số vi khuẩn có trong thức ăn.

Nếu cứ bị thuốc kháng acid trung hòa hết acid thì dạ dày sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra thêm nhiều acid. Vì vậy, nếu sử dụng những loại thuốc kháng acid một cách tùy tiện thì sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

-1

Không nên sử dụng thuốc kháng acid một cách bừa bãi

Bản thân những loại thuốc kháng acid còn có những tác dụng phụ đáng lưu ý, cụ thể như sau:

- Muối nhôm: những muối nhôm sẽ can thiệp vào sự hấp thu của phosphates vì vậy có thể gây táo bón, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, gây tổn hại xương.

- Muối calcium: nếu sử dụng không đúng cách, các muối calcium có thể gây táo bón, gây các bệnh về đường tiểu, nhức đầu, thay đổi tâm trạng, yếu cơ, ói mửa...

- Sodium bicarbonate: chất này có tác dụng nhuận tràng, làm thay đổi huyết áp, gây phù chân...

- Magnesium hydroxide: lưu ý khi sử dụng thuốc này ở những bệnh nhân suy thận, bệnh nhân tim mạch và những bệnh nhân bị biến chứng thần kinh.

Ngoài những tác dụng phụ nguy hiểm, những thuốc kháng acid còn làm thay đổi tính sinh khả dụng (bioavailability) của một số loại thuốc, đặc biệt là một số thuốc kháng sinh như tetracyclin, thuốc kháng nấm như ketoconazole...

-2

Tuổi trẻ Online dẫn tin theo FDA’s News Release, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa đưa ra cảnh báo về nguy cơ gãy xương khi sử dụng các thuốc kháng acid thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI) để điều trị các bệnh lý dạ dày.

Lời cảnh báo này được đưa ra dựa trên kết quả của sáu nghiên cứu do các nhà khoa học Mỹ và Canada thực hiện, cho thấy mối liên quan giữa nguy cơ gãy xương cột sống, xương đùi và cổ tay ở những người trung niên khi sử dụng các thuốc PPI, đặc biệt ở những người sử dụng liều cao hay kéo dài trên một năm. FDA cũng yêu cầu các nhà sản xuất in lời cảnh báo nói trên lên nhãn các loại thuốc này.

Ngoài ra Báo điện tử Người đưa tin còn cho biết thêm, tại hội nghị thường niên của Viện nghiên cứu về dị ứng, hen suyễn và miễn dịch Hoa Kỳ, Tiến sĩ Elizabeth H. Yen – đại diện nhóm các nhà nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Boston cho biết những thai phụ dùng thuốc kháng acid làm tăng nguy cơ mắc hen ở con của họ.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 3 phòng lưu trữ y tế quốc gia của Thụy Điển để tìm mối liên quan giữa việc dùng thuốc kháng acid ở thai phụ với tỉ lệ hen ở trẻ được sinh ra.

Kết quả cho thấy thuốc kháng acid trong thời kỳ mang thai làm tăng 51% nguy cơ mắc hen ở trẻ; tuy nhiên không thấy sự gia tăng tỉ lệ các dị ứng khác như eczema, dị ứng thức ăn.

Tiến sĩ Elizabeth H. Yen còn cho biết nguy cơ này không phụ thuộc vào loại thuốc kháng acid hay cơ địa dị ứng của mẹ. Và theo ông, kết quả nghiên cứu này là bằng chứng đầu tiên về yếu tố nguy cơ mới làm phát sinh các bệnh dị ứng ở trẻ em.

Thuốc tham khảo: Zerocid

Làm dịu các triệu chứng do tăng acid dạ dày (chứng ợ nóng, ợ chua, đầy bụng khó tiêu do tăng acid). Tăng acid dạ dày do loét dạ dày, tá tràng.

Thùy Linh

Nên đọc
-3 Bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa
-4 Dinh dưỡng giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh
-5 Men tiêu hóa và men vi sinh không phải là một?
-6 Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp


Theo GDVN

Comments