Tìm ra nguyên nhân bạn không ăn cơm đã bị mốc vàng
(Giúp bạn) - Cơm để lâu dễ sinh mốc vàng. Chúng ta tuyệt đối không nên ăn loại cơm này!
Cơm thừa để lâu hoặc xử lý không tốt, dễ sinh ra mốc vàng. Có người vì tiết kiệm, không nỡ bỏ đi, cứ nấu lên, tiếp tục ăn, kết quả là bị ngộ độc, xuất hiện đau bụng, lợm giọng, nôn mửa, ảnh hưởng nặng đến sức khỏe.
Ăn cơm này sỡ dĩ ngộ độc là do một loại cầu khuẩn màu vàng sinh sôi nhiều trên cơm thừa. Loại cầu khuẩn này ở 37 độ C không những phát triển nhanh, mà còn sinh ra một hoặc nhiều loại độc tố đường ruột.
Loại độc tố này chịu nhiệt rất mạnh. Trong cơm thừa nếu đã sinh độc tố này thì rất khó khử hết. Dù ở nhiệt độ 100 độ C, đun trong nửa giờ, cũng không hoàn toàn diệt hết được. Bởi vậy, nếu cơm thừa đã bị nhiễm cầu khuẩn vàng biến chất thành mốc vàng, dù có nấu lại hoặc làm thành cháo cũng không thể ăn được.
Bảo quản để cơm không bị thiu, mốc vàng:
- Sau bữa ăn, nếu còn thừa cơm, bạn hãy cho cơm vào thố khô sạch và để chỗ thoáng. Không nên để cơm trong nồi, vì xoong dùng để nấu thường hay đọng nước dễ làm thiu cơm.