Mách bạn tránh ăn nhiều tỏi sống

19:02 14/07/2015

(Giúp bạn) - Không được ăn tỏi khi đang đói bụng vì tính cay nóng của tỏi quá mạnh sẽ gây ra bệnh đau dạ dày, nóng bụng trên, dễ dẫn đến viêm dạ dày cấp tính rồi đến mãn tính và loét dạ dày.

Rất nhiều người chữa trị bệnh gan bằng cách ăn tỏi, thậm chí còn có người sau khi bị viêm gan vẫn kiên trì sử dụng tỏi hàng ngày. Tuy nhiên đây không phải là một cách tốt. Trong các sách y học đã có những ghi chép: “Ăn tỏi lâu ngày dễ tổn thương gan”. Tỏi khá nóng, vị cay, tính kích thích mạnh. Người nào bị nóng gan mà vẫn ăn nhiều tỏi sẽ càng nóng hơn, lâu ngày sẽ gây ra nhiều tổn thương cho gan.

Không được ăn tỏi khi đang đói bụng vì tính cay nóng của tỏi quá mạnh sẽ gây ra bệnh đau dạ dày, nóng bụng trên, dễ dẫn đến viêm dạ dày cấp tính rồi đến mãn tính và loét dạ dày.

 

Tỏi thông thường có hai loại là tỏi trắng và tím. Tỏi tím vị cay hơn, tác dụng kháng khuẩn tốt hơn, thích hợp ăn sống hoặc làm gia vị. Còn tỏi trắng có vị cay nhạt hơn, kháng khuẩn kém hơn, thích hợp để ngâm. Người bệnh gan cần chú ý ăn tỏi nên ăn đúng cách, không ăn quá nhiều và không ăn khi bụng đang đói để tránh bệnh dạ dày – đường ruột và làm bệnh gan trở nên trầm trọng hơn.

Tỏi có tác dụng làm mất mỏi mệt, ăn ngon miệng, chữa được chứng cảm, lao và chứng mất ngủ. Nhưng nếu ăn lâu dài và lượng quá nhiefu, thì cũng có hại. Nhất là đối với người bị âm hư hỏa vượng, bị bệnh về mắt và thường xuyên chân tay nóng, hay sốt, ra mồ hôi trộm thì sẽ làm bệnh nặng thêm. Có một số người ăn tỏi lâu dài đến 50-60 tuổi, sẽ dần dần cảm thấy thị lực kém, nhìn không rõ, tai ù, miệng khô, đầu nặng chân nhẹ, trí nhớ kém hẳn, đó là kết quả của ăn quá nhiều tỏi. Đông y cho rằng người bị bệnh về mắt trong thời gian chữa trị cần phải cấm ăn tỏi, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chữa trị. Đông y cho rằng, ăn nhiều tỏi sẽ làm bốc hỏa, thương tổn khí huyết, tổn hại mắt và não.

 


Vì vậy, đối với bệnh nhân mắt, đặc biệt là người âm hư hỏa vượng, khí huyết hư nhược cần phải chú ý!

Comments