Mẹo giúp bé tăng cân đều

15:17 14/04/2015

(Giúp bạn)Dưới đây là những cách làm khoa học giúp mẹ chăm bé khỏe, tăng cân đều và đạt chuẩn dinh dưỡng.

Bí quyết tăng cân đều cho bé

Theo VnExpress, hệ tiêu hóa non yếu trong những năm đầu đời là nguyên nhân chính khiến bé biếng ăn. Không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, việc thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian dài còn tác động bất lợi đến quá trình phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ.

Cân đối dinh dưỡng

Khẩu phần ăn hàng ngày cần đa dạng các thực phẩm, đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm gồm tinh bột, chất béo, chất đạm và rau củ. Mẹ cũng nên chú ý đến lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn và nhu cầu dinh dưỡng tăng theo tuổi.

Chẳng hạn như trẻ 6-12 tháng cần 31g chất béo mỗi ngày, trong khi trẻ 1-6 tuổi cần dưới 50g. Tỷ lệ cân đối lượng chất béo gốc động vật và thực vật trong khẩu phần ăn của con là 7:3.

Để tăng hàm lượng dinh dưỡng có trong các nhóm chất khác, mẹ có thể nấu cháo, khuấy bột đặc hơn khi bé ăn dặm thuần thục. Khi bé lớn hơn, có thể nấu cơm nhão, băm nhỏ thịt, cá hoặc xắt miếng to tùy theo độ tuổi của bé.

Ăn đúng thời điểm

Bé thường có cảm giác ăn ngon miệng hơn khi bụng hơi đói. Lúc này, dạ dày tiết enzym nhiều hơn và truyền tín hiệu lên não, kích thích cảm giác thèm ăn.

Mẹ nên chú ý quan sát các biểu hiện thèm ăn của trẻ hoặc khéo léo thăm dò con. Tránh cho cho bé ăn khi quá đói, làm tổn thương hệ tiêu hóa của trẻ và dừng lại khi bé cảm thấy vừa đủ.

Ngoài ra, mẹ cần cho bé ăn đúng bữa, các bữa cách nhau ít nhất 2 tiếng đồng hồ để bé phân biệt được cảm giác no, đói, đồng thời giúp hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi. Có thể tập cho bé ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ để tăng cường hấp thụ dinh dưỡng.

Thay đổi thói quen ăn uống

Chế biến theo sở thích và hợp khẩu vị của bé, trình bày sinh động, kể chuyện thực phẩm, tạo không khí vui tươi trong bữa cơm... là những cách giúp bé hào hứng hơn với thức ăn. Món ăn ngon cũng như đồ chơi đẹp, càng bắt mắt thì bé càng yêu thích.

Mẹ cũng nên tập cho bé ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, không ăn vặt trước bữa ăn, tránh thói quen vừa ăn vừa xem tivi hoặc nghe nhạc...

Bổ sung thực phẩm kích thích thèm ăn

Các khoáng chất như kẽm, vitamin nhóm B, lysine có khả năng kích thích thèm ăn, khiến bé thấy ngon miệng hơn. Mẹ có thể bổ sung các loại khoáng chất này từ rau, củ, quả, ngũ cốc, sữa công thức hoặc sữa lên men dinh dưỡng.

Đối với sữa công thức hoặc sữa lên men dinh dưỡng, chỉ nên bổ sung sau bữa ăn chính hoặc coi như một bữa phụ, không nên ăn khi đói và quá 1-2 đơn vị mỗi ngày.

Do quá trình thủy phân bằng chủng men có lợi lactobacillus bulgaricus và streptococcus thermophilus, mà các loại chất đạm và chất béo có trong sữa lên men dinh dưỡng trở nên dễ hấp thu. Thành phần đường lactose được lên men giúp trẻ tránh được tiêu chảy, hỗ trợ hấp thu canxi và khoáng chất.

Tập thể dục mỗi ngày

Vận động thường xuyên cũng là cách giúp trẻ tăng cân, rèn luyện cơ thể khỏe mạnh và năng động. Thời điểm vận động phù hợp nhất là trước bữa ăn 30 phút cho đến một tiếng đồng hồ.

Các động tác vươn vai hít thở, chạy nhảy hoặc chơi bóng, đuổi bắt... giúp trẻ đốt cháy năng lượng và có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

-1

Thực phẩm giúp bé tăng cân

Báo điện tử Kiến thức cho hay, cân nặng luôn là thước đo cho sự phát triển của bé. Việc bé tăng cân chậm hoặc không tăng cân khiến mẹ thực sự rất lo lắng.

Sữa

Sữa công thức và sữa tiệt trùng sẽ cung cấp cho bé đầy đủ các khoáng chất và vitamin cho sự phát triển chiều cao và cân nặng của bé.

Bơ không chỉ chứa lượng calo cao mà còn cung cấp chất béo tốt cho não của trẻ và giúp con phát triển thể chất.

Thịt bò

Thịt bò rất giàu protein và nhiều dinh dưỡng. Ăn thịt bò kết hợp với phô mai và mì ống, bé yêu sẽ tăng cân nhanh chóng.

Trứng

Trứng là thực phẩm rất tốt cho trẻ để giúp trẻ tăng cân. Tuy nhiên, lòng trắng trứng rất dễ gây dị ứng ở trẻ dưới 1 tuổi, do đó, mẹ chỉ nên cho con ăn lòng đỏ trứng luộc nghiền nhuyễn.

Ngũ cốc

Các món ăn được chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt bao gồm một lượng khá lớn calo và các khoáng chất như canxi, sắt… cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Thùy Linh

Nên đọc
-2 Bé 1-2 tuổi cần chế độ dinh dưỡng như thế nào?
-3 Dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
-4 Những món ăn dặm với mía dinh dưỡng cho bé
-5 Trẻ mất cân bằng dinh dưỡng: Do đâu?

Theo GDVN

Comments