Người lớn đái dầm có sao không?

16:07 14/04/2015

(Giúp bạn)Đái dầm ở người lớn là chuyện không hiếm, Tuy nhiên, mang lại cảm giác e ngại và mất tự tin. Tham khảo những câu hỏi thường gặp về chứng đái dầm ở người lớn.

Năm nay tôi 33 tuổi, đã lập gia đình và có một con gái, nhưng vẫn còn mắc bệnh đái dầm, trung bình một tháng một lần, trước khi đi ngủ tôi không dám uống nước nhưng vẫn bị. Mỗi lần như vậy, tôi đều nằm mơ thấy mình đi tiểu ở bất kỳ nơi nào nhưng không sao tỉnh dậy được và cụ thể là tè ra giường rồi mới biết, và lúc đó rất mệt mỏi. Cá biệt, có lúc một đêm đến 2 lần như vậy mặc dù khoảng cách rất gần, có thời gian 2 năm tôi không bị. Mỗi lần ho hoặc hắt xì tôi cũng bị són tiểu, xin bác sĩ giúp tôi chữa chứng bệnh này.

Tiến sĩ Từ Thành Trí Dũng, Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Đại học Y Dược trả lời:

Bạn không nói rõ là bạn bị đái dầm từ nhỏ hay mới gần đây, và có khoảng thời gian nào ít nhất 6 tháng bạn không bị đái dầm hay không? Hiện bạn có hai tình trạng rối loạn tiết niệu khác nhau là đái dầm và són tiểu khi gắng sức.

-1

Người lớn đái dầm gây tâm lý e ngại, mất tự tin

Đái dầm thì có thể điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc và dùng thuốc. Són tiểu khi gắng sức do cơ vòng niệu đạo bị suy yếu thì cần phải phẫu thuật, nếu tình trạng són tiểu xảy ra nhiều và liên tục. Bạn nên đến bệnh viện Đại học Y dược hoặc các bệnh viện có chuyên khoa Tiết niệu để khám và điều trị.

Tôi có một người chị họ, đã 21 tuổi, nhưng mỗi lần học tập mệt mỏi hay có việc gì căng thẳng, chị tôi thỉnh thoảng có xuất hiện tiểu dầm không kiểm soát vào bên đêm và thường xuyên mê ngủ. Bây giờ, chị cũng đã lớn rất ngại khi nói ra chuyện này. Tôi biết là hôm nay chương trình tư vấn cho các em nhỏ nhưng tôi muốn hỏi như lứa tuổi chị tôi vẫn xảy ra hiện tượng này thì liên quan tới bệnh lý nào và có chữa dứt điểm được không ạ? Rất mong nhận được sự giải đáp của bác sĩ.

Đái dầm có thể chữa trị khỏi hoàn toàn, bạn nên động viên chị của bạn đi khám bệnh để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị.

Em lo quá vì không biết đái dầm có điều trị khỏi không bác sĩ ơi. Nguyên nhân đái dầm là vì đâu ạ? Em đang gặp tình trạng đái dầm trong nhiều năm.

Đái dầm có rất nhiều nguyên nhân, các nguyên nhân lại thường phối hợp với nhau. Một số nguyên nhân thường gặp là: Chậm phát triển thể chất, di truyền, sản xuất nước tiểu quá độ trong khi ngủ, dung tích bàng quang ban đêm kém, tâm lý, hội chứng ngưng thở khi ngủ. Đái dầm có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Trước hết, bạn nên áp dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc, nếu sau ba tháng không hiệu quả, bạn có thể đến bệnh viện Đại học Y Dược hoặc các bệnh viện có khoa Tiết niệu để được dùng thêm thuốc.

Ông xã tôi năm nay 45 tuổi, cao 1m75, cân nặng 78 kg. Trong 1 năm bị đái dầm 3 lần không biết trong khi ngủ. Chồng tôi có đi khám nhưng cuối cùng bác sĩ kết luận bị sạn thận, ra toa mua thuốc. Cho hỏi có đúng như vậy không, tại vì trong 4 tháng gần đây, anh bị mất 3 cân, ăn uống sinh hoạt bình thường. Lúc trước, anh có điều trị bệnh 2 năm ảnh ngưng không uống thuốc nữa. Thử tiểu đường, bác sí bảo không cần uống thuốc nhưng ăn cần bớt đi 1 chút, tăng cường rau và trái cây, tập thể dục thể thao.

Sạn thận không gây đái dầm. Các thuốc nói trên để trị sạn thận. Nếu chồng chị còn đái dầm nên đưa đến bệnh viện Đại học Y Dược để khám và điều trị.

Bạn trai tôi bị đái dầm dù năm nay đã 26 tuổi. Tôi nghe nói đái dầm sẽ tự hết nhưng không biết đến tuổi nào mới hết?

Đái dầm xảy ra vào khoảng 33% trẻ 5 tuổi, 25% trẻ 7 tuổi, 15% trẻ 9 tuổi, 8% trẻ 11 tuổi, 4% trẻ 13 tuổi. Theo diễn tiến tự nhiên, đái dầm sẽ khỏi khi trẻ dậy thì. Tuy nhiên, tỷ lệ người lớn bị đái dầm là 0,5 - 2%.

Bạn nên động viên bạn trai của bạn đến bệnh viện Đại học Y Dược hoặc các bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu để được tư vấn và khám thêm.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Khi nào có thể cho trẻ tập ăn cơm?
-3 Những lý do không nên để tóc ướt đi ngủ
-4 Cách chăm sóc phòng tránh biến chứng sau phẫu thuật chỉnh hình
-5 Điều trị nhịp tim nhanh ở trẻ nhỏ

Theo GDVN

Comments