Người trẻ tuổi có bị nhồi máu cơ tim không?

16:03 14/04/2015

(Giúp bạn)Ung thư, HIV cũng không nguy hiểm bằng cái chết “đột ngột”, “ngay tức khắc” của nhồi máu cơ tim - căn bệnh cướp đi mạng người chỉ trong 10 phút, mỗi năm làm chết hơn 20 triệu người trên thế giới.

Tôi cảm thấy hay bị đau nhói lồng ngực và chỉ khoảng 3-5 giây là hết đau. Tình trạng như vậy có khi diễn ra cả ngày. Tôi lên mạng tìm hiểu và được biết đây là một trong những biểu hiện của căn bệnh nhồi máu cơ tim. Tôi đang đi học, hầu như không ngày nào không chơi thể thao. Cơn đau của tôi rất lạ, lâu lâu bị nhói ở ngực và có cảm giác mỏi, đau ở phía sau cổ. Xin hỏi tôi cần làm gì bây giờ?

(Ngọc Linh - Long Biên)

-1

Chia sẻ trên báo Tuổi trẻ, BS Nguyễn An Thắng cho biết, đau nhói lồng ngực trái chỉ là một triệu chứng không đủ để chẩn đoán là nhồi máu cơ tim với độ tuổi của bạn. Nhồi máu cơ tim thường xảy ra ở những người lớn tuổi hơn bạn nhiều và thường gặp ở những người có một hay nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch: hút thuốc lá nhiều, cao huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu nhiều.

Tóm lại, độ tuổi của bạn chỉ đau ngực thoáng qua, không nên nghĩ tới nhồi máu cơ tim. Nếu có thời gian bạn có thể đi kiểm tra tim mạch tổng quát bao gồm thử máu có đường huyết hay mỡ máu cao

Vậy nhồi máu cơ tim là gì?

Theo Dân trí quả tim chúng ta giống như một cái bơm, có nhiệm vụ bơm máu đi khắp cơ thể và được nuôi dưỡng bằng một hệ mạch máu gọi là hệ mạch vành. Khi mạch vành bị tắc sẽ làm ngưng trệ dòng máu đến nuôi dưỡng cơ tim, tim không được cung cấp máu sẽ dẫn đến hoại tử gây tử vong (nhồi máu cơ tim).

Có 2 nguyên nhân chính gây tắc mạch vành: Mảng xơ vữa và cục máu đông. Ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim thường có sự kết hợp cả 2 yếu tố này: Khi mỡ lắng xuống xung quanh thành mạch chúng tạo ra những mảng xơ vữa, theo thời gian khối mỡ này dày lên, làm cho lòng mạch hẹp lại gây cản trở dòng máu lưu thông. Kết hợp với cục máu đông sẽ dẫn đến tắc hoàn toàn mạch vành và nhồi máu cơ tim xảy ra.

Triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim là những cơn đau thắt ngực, cảm giác đau nhẹ, nhói ở ngực, hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, đau khi gắng sức, đau khi quan hệ tình dục…Mức độ đau tăng lên theo thời gian. Với những bệnh nhân đau ngực này, khả năng xảy ra nhồi máu cơ tim là thường trực, người bệnh có thể đột tử bất kỳ lúc nào khi gặp điều kiện thuận lợi : Nhiễm lạnh (trúng phong), dậy sớm tập thể dục đột ngột, căng thẳng, uống rượu bia,…

Ai là đối tượng dễ bị nhồi máu cơ tim nhất?

Tăng huyết áp: Người bị tăng huyết áp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 3 lần đối với nam giới và 6 lần đối với nữ giới. Huyết áp càng cao thì nguy cơ bị nhồi máu cơ tim càng nhiều. Mỗi năm có hơn 15 triệu người tăng huyết áp tử vong vì nhồi máu cơ tim.

Béo phì: Béo phì cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nhồi máu cơ tim, nó đã trở thành căn bệnh chứ không phải là thừa cân nữa, ngày càng có nhiều người mắc các bệnh béo phì. Trên thế giới hơn 19,5 triệu người béo phì chết vì nhồi máu cơ tim mỗi năm. Người béo phì có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim cao hơn 40 % so với những người bình thường.

Đái tháo đường: Theo thống kê của các chuyên gia tim mạch, cứ 5 người nhồi máu cơ tim thì có 2 người mắc bệnh đái tháo đường. Ở Việt Nam số người đái tháo đường bị nhồi máu cơ tim là hơn 70%.

Hút thuốc lá: Thuốc lá là kẻ thù số 1 của tim mạch, “kẻ sát nhân” lạnh lùng, chất Nicotin trong thuốc lá làm đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch. Theo thống kê thì có 67,5 % bệnh nhân nhồi máu cơ tim nghiện thuốc lá.

Ngoài ra, tình trạng stress, lười vận động, sử dụng vitamin kéo dài…cũng là tác nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim gần hơn.

Giải pháp nào cho nhồi máu cơ tim?

Điều trị nhồi máu cơ tim hiện nay bao gồm điều trị nội khoa (dùng thuốc giãn mạch, thuốc làm tiêu cục máu đông, giảm mỡ máu…) và điều trị ngoại khoa (nong rộng lòng động mạch vành, đặt stent lòng mạch). Tuy nhiên, các thuốc điều trị nội khoa có nhiều tác dụng phụ như tụt huyết áp, làm loạn nhịp tim, mất trí nhớ, lú lẫn, đường huyết...(nhóm hạ mỡ máu).

Mới đây Bộ Y tế đã có công văn khuyến cáo việc sử dụng nhóm hạ mỡ máu statin với các tác dụng phụ trên và mỗi đợt điều trị không nên kéo dài quá 20 ngày. Cùng với đó, các cuộc phẫu thuật ngoại khoa yêu cầu chi phí rất tốn kém - 80 triệu cho 1 lần phẫu thuật và đôi khi xảy ra những biến chứng khó lường như thủng động mạch vành, tử vong trên bàn mổ. Vì vậy, theo GS.TS Phạm Gia Khải, Chủ tịch hội Tim mạch Việt Nam, cách tốt nhất để đẩy lùi nhồi máu cơ tim là phòng bệnh từ xa.

Nhồi máu cơ tim tuy là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ kể trên, kết hợp với các sản phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng Vasopolis, sẽ giúp tăng cường hiệu quả phòng tránh và điều trị bệnh.

Tr.Tuyển

Nên đọc
-2 Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ
-3 Tác dụng của bữa sáng với sức khỏe của trẻ
-4 Những nguyên tắc chăm sóc răng miệng cho trẻ
-5 Sâu răng vĩnh viễn từ những quan niệm sai lầm


Theo GDVN

Comments