Nguyên nhân gây ngạt mũi

16:03 14/04/2015

(Giúp bạn)Mũi tôi hay bị nghẹt. tôi có cảm giác là có dịch ở 1 bên mũi nhưng không thể lấy ra được. Khi nằm thì chỉ một bên mũi thở được.

Mũi tôi hay bị nghẹt. tôi có cảm giác là có dịch ở 1 bên mũi nhưng không thể lấy ra được. Khi nằm thì chỉ một bên mũi thở được. tôi đã đi khám, uống nhiều thuốc và cả đi xông thuốc nhưng vẫn không khỏi.

Xin hỏi có cách nào cải thiện không?

(Thanh Nguyên - Nghệ An)

-1

Tìm hiểu nguyên nhân gây ngạt mũi

Theo Th.s, Bs Nguyễn Trương Khương - Khoa tai mũi họng BV PV TP.HCM chia sẻ trên báo Tuổi trẻ:

Triệu chứng nghẹt mũi của bạn có thể có 3 nguyên nhân chính: thứ nhất là viêm mũi dị ứng, loại viêm mũi này thường kèm theo triệu chứng hắt hơi và chảy nước mũi; loại thứ 2 là viêm mũi vận mạch, loại này thường chỉ nghẹt mũi và chảy mũi và thường có nghẹt luân phiên, hết bên này rồi đến bên kia trong giai đoạn đầu sau đó nghẹt cả 2 bên; sau cùng là viêm mũi xoang mãn tính.

Để phân biệt chính xác 3 thể bệnh này, người bệnh cần được thăm khám kỹ, đôi khi cần chụp thêm phim CTscan. Khi có chẩn đoán chính xác rồi mới có thể điều trị hiệu quả được. Do vậy bạn nên khám lại với cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín để có chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.

Cũng theo PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng TƯ, hốc mũi có chức năng lưu thông không khí, lọc sạch, làm ấm và làm ẩm không khí hít vào. Vào mùa đông, khi không khí bên ngoài khô và lạnh, có nhiều bụi bẩn, sau khi được hít vào đi qua hốc mũi, không khí khi vào mũi sẽ trở nên sạch sẽ, ấm áp và đủ độ ẩm không làm phổi bị viêm nhiễm.

Nếu như hốc mũi bị tắc, không khí không thở vào qua mũi vào phổi mà phải thở bằng đường miệng, không khí qua miệng sẽ không được lọc sạch, làm ấm, làm ẩm không khí hít vào, do vậy dễ gây ra viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí phế quản và viêm phổi. Hơn nữa, mũi không thông còn ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ, hiệu suất làm việc, do đó không nên coi thường khi ngạt mũi kéo dài.

Vệ sinh mũi đúng cách

Dân trí cho hay, trong khi mũi có dịch, thông thường phải xì ra cho mũi sạch và thông thoáng. Nhiều người thường dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp hai bên mũi, sau đó ngậm chặt miệng và dùng sức hỉ ra.

Phương pháp này không đúng và mang lại nhiều điều hại vì khi cố xì mũi, áp lực trong hốc mũi tăng cao, có thể đưa dịch mũi ngược qua vòi nhĩ vào trong tai giữa gây viêm tai, và đưa dịch mũi vào xoang gây viêm xoang.

Cách xì mũi đúng: Trước tiên, bịt một bên mũi, xì mũi ra bên kia; sau đó đổi bên. Nếu dịch mũi đặc hoặc niêm mạc mũi sưng thì không nên xì mạnh. Có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước biển sâu xịt mũi để làm dịch mũi loãng ra và niêm mạc mũi co lại, sau đó mới xì mũi.

Chúng ta cần rửa mũi 3-4 lần mỗi ngày, đặc biệt sau khi ra đường về, trước khi đi ngủ và buổi sáng thức dậy. Đây là một phương pháp phòng ngừa bệnh viêm mũi xoang hết sức đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm.

Chọn đúng sản phẩm vệ sinh mũi: Hiện nay, có nhiều loại dung dịch vệ sinh mũi trên thị trường trong đó nước biển sâu được tinh chiết từ thiên nhiên ở độ sâu 450m so với mặt nước biển, bảo toàn gần như toàn bộ các nguyên tố vi lượng như Zn++ (Kẽm) và Cu++ (Đồng), do đó có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, săn se niêm mạc, phục hồi niêm mạc suy yếu, giúp ngăn ngừa sổ mũi, ngạt mũi và viêm xoang và các bệnh lây lan qua đường hô hấp khác.

Ngoài ra, nên lựa chọn những sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp “Giấy chứng nhận lưu hành” để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng hàng ngày.

Tr.Tuyển

Nên đọc
-2 Cách chăm sóc ngực khi mang thai
-3 Tập luyện phục hồi sau khi bị gãy xương
-4 Điều gì xảy ra khi mắc bệnh viêm gan C
-5 Cách tăng chất lượng sữa mẹ


Theo GDVN

Comments