Nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng

15:14 14/04/2015

(Giúp bạn)suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ

Theo Dân trí, trẻ em là đối tượng vẫn còn thụ động trong việc ăn uống. Vì thế, bất cứ sơ suất nào của bố mẹ trong quá trình ăn uống của trẻ đều có thể khiến trẻ đứng trước nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Chia sẻ trên trang, PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng như trẻ bị biếng ăn, trẻ không được bú sữa mẹ, trẻ ăn dặm không đúng cách (quá sớm hoặc quá muộn); cha mẹ không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ. Ngoài ra, trẻ bị mắc một số bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, tiêu chảy, lao, sởi … cũng đều có thể cản trở việc hấp thu khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng làm tăng các nguy cơ bệnh lý như nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… Theo các bác sỹ chuyên khoa Nhi, suy dinh dưỡng là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý này xảy ra và kéo dài, bệnh lý làm cho trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng và vì vậy suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn.

Suy dinh dưỡng cũng là nguyên nhân trực tiếp làm cho tất cả các hệ cơ quan của cơ thể giảm phát triển, bao gồm của cả hệ cơ xương, nhất là khi tình trạng thiếu dinh dưỡng diễn ra sớm như suy dinh dưỡng trong giai đoạn bào thai và giai đoạn sớm trước khi trẻ được 2 tuổi. Nếu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài đến thời gian dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ càng bị ảnh hưởng trầm trọng hơn.

Các bác sỹ chuyên khoa Nhi đặc biệt nhấn mạn tằng trẻ bị thiếu dinh dưỡng thường là thiếu đồng bộ nhiều chất, trong đó có những chất tối cần thiết cho sự phát triển não và trí tuệ của trẻ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi như chất béo, chất đường, sắt, iốt, DHA, Taurine… Do đó, trẻ bị suy dinh dưỡng cũng thường chậm chạp lờ đờ vì vậy giao tiếp xã hội thường kém, kéo theo sự giảm học hỏi, tiếp thu.

-1

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Chia sẻ trên Báo điện tử VnMediaThS. Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển.

Với thể vừa và nhẹ : Điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc.

+ Chế độ ăn

- Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm.

- Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa: Dùng các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi, hoặc dùng sữa đậu nành (đậu tương).

- Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.

- Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn bằng cách cho tăng thêm enzym (men tiêu hóa) trong các hạt nảy mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn. Cụ thể là: có thể dùng giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn cho trẻ, tức là có thể tăng lượng bột khô lên 2-3 lần mà độ lỏng của bột không thay đổi. Cứ 10g bột cho 10g giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước.

-2

+ Những loại thực phẩm nên dùng cho trẻ suy dinh dưỡng:

- Gạo, khoai tây.

- Thịt: gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng.

- Sữa bột giàu năng lượng: Theo hướng dẫn cụ thể của Bác sĩ.

- Dầu, mỡ.

- Các loại rau xanh và quả chín.

Chế độ ăn với trẻ suy dinh dưỡng nặng : Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày.

- Tăng dần calo.

- Dùng sữa cao năng lượng: Theo chỉ định và tư vấn trực tiếp của Bác sĩ

- Trẻ cần được ăn bổ sung theo các chế độ ăn giống như trẻ bình thường. Số lượng một bữa có thể ít hơn nhưng số bữa ăn nhiều hơn trẻ bình thường.

- Những trẻ có suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy hoặc viêm phổi phải đưa vào điều trị tại bệnh viện.

- Ngoài chế độ ăn còn cho trẻ ăn bổ sung thêm một số Vitamin và muối khoáng. Các loại Vitamin tổng hợp;  Chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu; Men tiêu hóa (nhưng phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc).

Thuốc tham khảo: Pediakid 22 Vitamin và khoáng chất

Bổ sung hàng ngày các Vitamin và các nguyên tố vi lượng giúp đạt hiệu quả tối ưu cho sự phát triển và tạo lập cân bằng, lâu dài bền vững trong suốt quá trình phát triển của trẻ.

Thùy Linh

Nên đọc
-3 Dinh dưỡng cho trẻ thời kì cai sữa
-4 Giá trị dinh dưỡng của khoai tây với bé
-5 Dinh dưỡng trong các loại đậu, đỗ
-6 Dinh dưỡng giúp trẻ chống bệnh trong mùa lạnh


Theo GDVN

Comments