Nhận biết bệnh tật qua "cỏ" vùng kín
(Giúp bạn)Đừng chủ quan khi “cỏ” tại vùng kín quá rậm rạp hoặc thưa thớt hơn mức bình thường. Đó có thể là dấu hiệu của những chứng bệnh liên quan tới sức khỏe sinh sản.
Lông mu chính là dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành về giới tính của con người. Bước vào giai đoạn dậy thì, cả nam lẫn nữ đều xuất hiện những “cụm cỏ” này. Thậm chí, nhiều cô nàng còn tỏ ra phiền muộn vì điều ấy. Số lượng “rừng rậm” tại vùng kín nhiều ít khác nhau, tùy thuộc vào cơ thể từng người. Nhưng quá nhiều hoặc quá ít cũng là dấu hiệu cho thấy, bạn đang mắc phải một vài chứng bệnh. Sau đây là một số cảnh báo của các chuyên gia Trung Quốc về vấn đề này.
- 1
Quá thưa thớt có phải là bệnh?
Thông thường, lông sẽ không mọc nhiều trên cơ thể nữ giới. Đặc điểm này xuất phát từ yếu tố sinh lý. Chỉ khi lông mu có số lượng quá ít, đó mới có thể là dấu hiệu của bệnh tật.
Ít lông mu có thể là biểu hiện của hội chứng Turner mang tính di truyền do rối loạn nhiễm sắc thể giới tính. Những người mắc bệnh này có chức năng tuyến sinh dục không hoàn thiện, cơ thể thấp bé, ngực và bộ phận sinh dục ngoài không phát triển, ít lông, thường bị vô kinh, thậm chí không có khả năng sinh đẻ.
Những phụ nữ có chức năng tuyến giáp suy giảm, cũng thường không có lông nách. Lông mu tại vùng kín cũng thưa thớt. Nhu cầu tình dục của họ giảm sút rõ rệt. Có người bị băng huyết sau khi sinh, thậm chí thiếu máu nuôi tuyến yên, chức năng tuyến yên không hoàn thiện, hoặc có hiện tượng vô kinh và vô sinh. Biểu hiện rõ ràng của những bệnh nhân mắc chứng này là thân thể suy nhược, gầy yếu, dục vọng kém, hay rụng tóc và lông mu.
- 2
Quá rậm rạp cũng không tốt
Một số phụ nữ mọc quá nhiều lông trên cơ thể, đó cũng là dấu hiệu của bệnh tật. Những người bị u tuyến yên thường rất rậm rạp vùng kín. Biểu hiện của người bệnh là mặt tròn vạnh, bụng to như trống, da thô dày, hay bị vô kinh và cao huyết áp.
Những người mắc tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh và có khối u thường bài tiết quá nhiều androgen trong cơ thể, khiến lông mu trở nên rậm rạp và âm hạch phì đại. Các bệnh nhân bị hội chứng đa nang buồng trứng cũng có hiện tượng này. Biểu hiện chính của chứng đa nang buồng trứng là ban đầu lông mọc không quá nhiều, bị bế kinh hoặc kinh nguyệt thưa, béo phì, vô sinh. Về sau, lông mu và lông tại các bộ phận khác trên cơ thể ngày càng dày rậm. Ngoài ra, không thể loại trừ yếu tố rậm lông do di truyền, do dùng thuốc… Bất kỳ hiện tượng nào cũng đều nên tới các cơ sở y tế uy tín kiểm tra để chẩn đoán chính xác bệnh tình.
Theo lý giải của các chuyên gia Trung Quốc, chỉ cần nội tiết tốt, số lượng nhiều ít của lông mu sẽ không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Đương nhiên, không thể bỏ qua nguy cơ bệnh tật ở một số ít người. Cần căn cứ vào đặc điểm thể chất và chức năng sinh lý của cơ thể để chẩn đoán chính xác. Giai đoạn dậy thì là thời điểm quan trọng nhất của toàn bộ quá trình phát triển ở con người. Trong giai đoạn này, cơ thể có nhiều thay đổi to lớn. Vì vậy, nếu gặp bất kỳ trở ngại nào, các cô gái nên chia sẻ với người lớn hoặc tìm tới sự tư vấn của bác sĩ, tránh trường hợp bệnh tình kéo dài và trở nên trầm trọng.