Nhiễm độc chì: Cách bảo vệ gia đình

15:44 14/04/2015

(Giúp bạn)Nhiễm độc chì thường xảy ra ở trẻ em và triệu chứng trầm trọng hơn ở người lớn. Một số em có thể bị nhiễm ngay từ khi còn ở trong lòng mẹ hoặc bú sữa mẹ...

Nhiễm độc chì có thể xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều cách

Người lớn và trẻ em có thể bị chì xâm nhập vào cơ thể nếu:

- Hít vào bụi chì (đặc biệt trong các công việc như tân trang, sửa chữa, hoặc sơn làm tác động đến các lớp sơn).

- Nuốt bụi chì đã có trong thức ăn, các lớp sơn nơi chuẩn bị thức ăn và các nơi khác.

- Ăn các vụn sơn hoặc đất có chứa chì.

Chì đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 6 tuổi

- Ở tuổi này, não và các hệ thống thần kinh của trẻ dễ bị chì hại hơn.

- Cơ thể đang phát triển của trẻ hấp thu nhiều chì hơn.

- Trẻ sơ sinh và trẻ em thường cho tay và các vật khác vào miệng chúng. Các vật này có thể bám bụi chì trên chúng. Phụ nữ ở tuổi mang thai cần biết rằng chì rất nguy hiểm đối với bào thai đang phát triển.

- Bào thai của phụ nữ có mức chì cao trong cơ thể trước hoặc trong thời gian mang thai có nguy cơ nhiễm chì qua nhau thai trong thời kỳ phát triển.

Nhiễm độc chì gây tác hại như thế nào?

Theo tài liệu của Cơ quan bảo vệ Môi Sinh Hoa Kỳ (EPA), chì gây tai hại cho cơ thể bằng nhiều cách. Điều quan trọng cần phải biết là ngay cả việc tiếp xúc với chì ở mức độ thấp cũng có thể gây tai hại nghiêm trọng cho trẻ em.

Đối với trẻ em, tiếp xúc với chì có thể gây ra:

- Hại hệ thống thần kinh và thận

- Trở ngại trong việc học hỏi, thiếu sự tập trung, và giảm trí thông minh

- Trở ngại trong ngôn ngữ, đối thoại và hành xử

- Phối hợp bắp thịt kém• Giảm sự tăng trưởng cơ và xương

- Lãng tai

Trong khi việc tiếp xúc chì ở nồng độ thấp thường hay xảy ra nhất, tiếp xúc chì với nồng độ cao có thể có các tác động vô cùng lớn cho trẻ em, bao gồm tai biến ngập máu, bất tỉnh, và trong một số trường hợp là tử vong.

Mặc dù trẻ em đặc biệt dễ bị nhiễm chì, chì cũng có thể nguy hiểm đối với người lớn nữa.

Đối với người lớn, tiếp xúc với chì có thể gây ra:

- Tác hại cho bào thai đang thời kỳ phát triển

- Tăng khả năng bị cao huyết áp trong khi mang thai

- Hiếm muộn (ở nam giới và nữ giới)

- Huyết áp cao

- Khó tiêu

- Rối loạn thần kinh

- Khó nhớ và khó chú ý

- Đau bắp thịt và khớp xương

Thử nghiệm mức độ nhiễm độc chì cho gia đình

Hãy mang con bạn đi khám và thử nghiệm nếu bạn nghĩ nhà bạn có chì.

Các mức độ chì trong máu của trẻ em từ 6 đến 12 tháng tuổi có xu hướng tăng nhanh, và thường cao nhất khi chúng từ 18 đến 24 tháng.

-1

Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về việc khám nghiệm cho con bạn. Một cuộc thử máu đơn giản cũng có thể phát hiện ra chì. Các cuộc thử nghiệm chì trong máu thường được đề nghị cho:

- Trẻ em 1 và 2 tuổi

- Trẻ em hoặc các thành viên khác trong gia đình tiếp xúc mức chì cao

- Trẻ em cần được khám nghiệm theo kế hoạch kiểm tra y tế của tiểu bang hoặc địa phương của bạn.

Bác sĩ của bạn có thể giải thích kết quả từ các cuộc thử nghiệm và liệu có cần thử nghiệm thêm hay không.

Các nguy cơ khác gây nhiễm độc chì

Tài liệu tham khảo thêm của Bộ Gia cư và Phát triển Thành thị (HUD) cho biết, ngoài sơn, bụi và đất là các nơi chính thường có chì, các nơi khác cũng có chì gồm có:

- Nước uống. Nhà bạn có thể có hệ ống nước có chì hoặc hợp kim chì. Bạn không thể thấy, ngửi hoặc nếm được chì, và việc đun sôi nước cũng sẽ không loại bỏ được chì.

Nếu bạn nghĩ ống nước của bạn có thể chứa chì:

+ Hãy chỉ sử dụng nước lạnh để uống và nấu ăn.

+ Để nước chảy từ 15 đến 30 giây trước khi uống, nhất là nếu bạn chưa sử dụng nước trước đó vài giờ.

Hãy gọi đến phòng y tế địa phương hoặc nơi cung cấp nước để tìm hiểu về cách thử nghiệm nước của bạn.

+ Các nhà máy đúc chì hoặc các ngành kỹ nghệ khác thải chì vào không khí.

+ Công việc của bạn. Nếu công việc của bạn phải tiếp xúc với chì, bạn có thể mang nó về nhà trên cơ thể hoặc quần áo. Hãy tắm và thay quần áo trước khi về nhà. Hãy giặt quần áo làm việc của bạn riêng ra với quần áo của gia đình.

+ Các sở thích sử dụng chì, chẳng hạn làm đồ gốm hoặc kính sơn hình, hoặc sơn lại bàn ghế.

+ Đồ chơi và đồ đạc cũ có thể đã được sơn với sơn có chì. Các đồ chơi cũ và các sản phẩm cho trẻ em khác có thể có các bộ phận chứa chì.

+ Đồ ăn và các chất lỏng được nấu hoặc chứa trong đồ gốm hoặc đồ sứ pha lê chì hoặc tráng chì có thể có chứa chì.

+ Các phương thuốc dân gian như “greta” và “azarcon,” được sử dụng khi bị đau bụng.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Dùng thuốc hỗ trợ trong bệnh đau thắt lưng
-3 Bệnh tự miễn và thuốc điều trị
-4 Bà bầu có được uống thuốc sertraline không?
-5 Đi bộ khi mang bầu: Tốt cho cả mẹ và bé

Theo GDVN

Comments