Viêm màng ngoài tim: Nguyên nhân và triệu chứng

15:50 14/04/2015

(Giúp bạn)Viêm màng ngoài tim là một tình trạng bệnh lý do phản ứng viêm của màng ngoài tim với các triệu chứng chính là đau ngực, tiếng cọ màng ngoài tim và các biến đổi điện tâm đồ.

Tiền Phong đưa tin, viêm màng ngoài tim co thắt là hậu quả của tình trạng viêm xơ hóa, vôi hóa làm dày lên, dính màng tim. Điều này gây ra hạn chế máu trở về tim và làm giảm thể tích tống máu. Màng ngoài tim lúc này cứng nhắc bao lấy trái tim là hạn chế tim giãn ra trong thời kỳ tâm trương và làm tăng áp lực trong buồng tim.

Viêm màng ngoài tim là sưng kích thích của màng ngoài tim, giống như túi màng mỏng bao quanh trái tim. Viêm màng ngoài tim thường gây ra đau ngực và đôi khi các triệu chứng khác.

-1

Viêm màng ngoài tim thường là đột ngột và ngắn ngủi (cấp tính). Khi các triệu chứng dần dần phát triển thêm hoặc kéo dài, tình trạng này được coi là mãn tính. Cơn đau ngực mạnh liên kết với viêm màng ngoài tim xảy ra khi bị viêm hay bị kích thích, hai lớp màng ngoài tim chà với nhau.

Nguyên nhân gây viêm màng ngoài tim

- Do nhiễm khuẩn:

+ Lao, virút, kí sinh trùng, nấm.

+ Biến chứng áp xe lân cận vỡ vào màng tim (áp xe gan, áp xe phổi, áp xe thực quản) gây tràn mủ màng tim.

- Không do nhiễm khuẩn:

+ Do yếu tố tự miễn: Thấp tim, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, viêm nút quanh động mạch...

+ Do ung thư, đặc biệt là ung thư di căn từ phổi, phế quản, tuyến vú...

+ Nhồi máu cơ tim .

+ Rối loạn chuyển hoá: Hội chứng tăng urê máu.

Triệu chứng, biểu hiện Viêm màng ngoài tim

Thông tin tham khảo trên trang Sức khỏe & đời sống:

1. Triệu chứng cơ năng:

- Đau ngực do viêm màng ngoài tim thường đau ở sau xương ức, đau buốt, có thể đau dữ dội nhưng cũng có thể âm ỉ kéo dài suốt ngày, đau thường lan lên cổ và ra sau lưng.

Kinh điển đau thường tăng lên khi ho và khi hít vào sâu. Thường kèm theo sốt và dấu hiệu đau mỏi cơ như các trường hợp nhiễm virus thông thường.

- Khó thở, đôi khi có thể gặp nhưng thường xuất hiện sau giai đoạn đau ngực khi viêm màng ngoài tim cấp diễn biến thành tràn dịch màng ngoài tim. Bệnh nhân thường cảm giác căng thẳng, buồn bã và khó chịu.

2. Triệu chứng thực thể:

Nghe tim là dấu hiệu chủ yếu để chẩn đoán. Nghe thấy có tiếng cọ màng ngoài tim. Tiếng cọ thường thô, ráp, rít, có âm độ cao. Nó có thể thay đổi theo thời gian và tư thế bệnh nhân hoặc khi bệnh nhân hít vào sâu.Kinh điển tiếng cọ sẽ có 3 thời kỳ tương ứng với tâm nhĩ co, tâm thất co và tiền tâm trương. Tuy nhiên, thông thường chúng ta chỉ nghe thấy tiếng cọ trong thời kỳ tâm nhĩ và tâm thất co, thậm chí chỉ nghe thấy trong một thời kỳ nhất định mà thôi.

Vị trí tốt nhất để nghe thấy tiếng cọ màng ngoài tim là ở phía dưới của bờ trái xương ức, khi bệnh nhân ngồi hơi cúi ra trước và hít sâu vào rồi nín thở.

Chẩn đoán bệnh Viêm màng ngoài tim

1. Điện tâm đồ:

Kinh điển điện tâm đồ sẽ diễn biến qua 4 giai đoạn.

Đây là xét nghiệm rất có giá trị để chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt và đánh giá giai đoạn viêm màng ngoài tim.

- Giai đoạn đầu thường xuất hiện vài giờ sau cơn đau ngực đầu tiên. Đây là giai đoạn rất khó phân biệt với dấu hiệu tái cực sớm hay nhồi máu cơ tim cấp trên điện tâm đồ. Kinh điển giai đoạn 1 sẽ gồm các dấu hiệu đoạn ST chênh lên đồng hướng với sóng T dương ở các chuyển đạo trước tim.

- Giai đoạn thứ hai xuất hiện vài ngày sau với đoạn ST trở về đường đẳng điện, sóng T dẹt xuống.

- Giai đoạn ba là giai đoạn sóng T âm đảo ngược.Sau vài ngày đến vài tuần, sóng T sẽ dương trở lại, đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh.

Nếu viêm màng ngoài tim có tràn dịch màng tim, điện tâm đồ có thể có dấu hiệu điện thế giảm (nhất là ở các chuyển đạo ngoại vi) và dấu hiệu luân phiên điện học.

2. Chụp tim phổi: hình tim to thường chỉ thấy trong tràn dịch màng ngoài tim phối hợp và đây không phải là dấu hiệu đặc hiệu giúp chẩn đoán.

3. Cấy máu và cấy đờm có khả năng giúp chẩn đoán một số trường hợp viêm màng ngoài tim như do lao, nhiễm khuẩn huyết hay viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

4. Xét nghiệm máu: thường có tăng bạch cầu, máu lắng tăng và tăng men creatine phosphokinase MB.

5. Siêu âm tim:

Dấu hiệu có thể gặp trên siêu âm là khoảng trống siêu âm do dịch màng ngoài tim gây ra, có thể có dấu hiệu màng ngoài tim dày hơn so với bình thường. Mặt khác, trong các trường hợp bệnh nhân mới phẫu thuật tim hay nghi ngờ có tràn dịch màng tim, lúc này siêu âm tim trở thành xét nghiệm quan trọng, cần thực hiện nhiều lần để đánh giá sự tiến triển của bệnh.

6. Các xét nghiệm khác như siêu âm tim qua thực quản, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hạt nhân có thể áp dụng trong một vài trường hợp cá biệt để nghiên cứu kỹ hơn về màng ngoài tim.

Chẩn đoán phân biệt

- Đau ngực do tách thành động mạch chủ, nhồi máu phổi, viêm phổi hay nhồi máu cơ tim.

- Biến đổi điện tâm đồ cần phân biệt với các biến đổi do thiếu máu cơ tim cục bộ gây ra. Diễn biến của đoạn ST và sóng T cho phép phân biệt trong đại đa số các trường hợp.

Tuy nhiên ,ở các trường hợp ST chênh lên lan tỏa các chuyển đạo cần làm siêu âm để chẩn đoán loại trừ nhồi máu cơ tim (tìm rối loạn vận động vùng trên siêu âm tim).

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Rau lang chứa nhiều vitamin
-3 Cây thuốc trặc chữa bệnh
-4 Công dụng của ba kích
-5 Mặc áo ngực chật, mặc nhiều dễ mắc ung thư vú?

Theo GDVN

Comments