Triệu chứng, tác động của stress
(Giúp bạn)Stress có thể từ bên ngoài và liên quan đến môi trường sống, nhưng cũng có thể được tạo ra từ sự nhìn nhận sinh bản thân dẫn đến lo âu hay các cảm xúc tiêu cực khác như dồn ép, không thoải mái quanh một tình huống mà sau đó họ sẽ cho là sự kiện áp lực.
Nguyên nhân gây stress
Theo Sức khỏe & đời sống, có rất nhiều nguyên nhân gây ra stress, nhưng thông thường bao gồm 4 nguyên nhân cơ bản sau:
- Môi trường bên ngoài: Thiên tai, thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm.
- Những căng thẳng từ xã hội và gia đình: Thời hạn của công việc phải hoàn thành, các vấn đề tài chính, công việc gây áp lực, quá tải, môi trường làm việc không thuận lợi, thay đổi về thời gian làm việc, phong cách quản lý độc đoán, tập trung quá nhiều sức lực vào nhiệm vụ, hiệu quả đem lại, … hay do sự mất mát của người thân, mâu thuẫn trong gia đình (ly hôn, tranh chấp, xích mích, bất hòa…), quan hệ bạn bè không tốt, tình yêu tan vỡ hay bị phụ bạc…
- Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể, không đủ chất dinh dưỡng, ốm đau, bệnh tật…
- Suy nghĩ của các bạn: Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay phiên giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng. Thường đó là những suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ: nếu trượt đại học, tương lai thật mù mịt; nếu không hoàn thành công việc thì sẽ bị sa thải…
Tác động của stress
Tác động về mặt thể chất
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cho biết, tình trạng stress kéo dài dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid, làm tăng cholesterol trong máu. Căng thẳng làm tăng tiết catecholamin mà chủ yếu là adrenalin, gây co mạch máu dẫn đến thiếu ôxy ở tim và thành mạch, thiếu ôxy ở các tổ chức.
Tăng catecholamim trong những điều kiện nhất định gây tình trạng thiếu ôxy tổ chức, loạn dưỡng và hoại tử cơ tim, thành mạch.
Stress có thể gây ra nhiều căn bệnh
- Bệnh tâm thần kinh: mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm...
- Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực...
- Bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày - tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng...
- Bệnh tình dục: giảm ham muốn, di tinh, mộng tinh, giao hợp đau.
- Bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết...
- Bệnh cơ khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy...
- Toàn thân: suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay bệnh truyền nhiễm.
Tác động về mặt tinh thần
Song song với tác động về mặt thể chất, căng thẳng gây ra tác động cả về mặt tinh thần. Các biểu hiện của nó là:
- Hay quên, mất trí nhớ
- Căng thẳng, lo sợ
- Mất ngủ, run rẩy
Triệu chứng, biểu hiện stress
Bạn có thể dễ dàng nhận ra mình bị stress khi cảm thấy cơ thể khó chịu, lo lắng, căng thẳng, dễ nổi cáu và công việc của bạn gặp những vấn đề như sau: không tự chủ công việc hàng ngày của mình, sự lãnh đạm đã thay thế sự nhiệt tình, luôn lo lắng về áp lực thời gian, trì hoãn công việc cho đến phút cuối, không hài lòng với công việc…
Trong trường hợp stress kéo dài, bạn có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn về mặt sức khỏe như: đau tim, tăng huyết áp, trầm cảm, bị sốc, bị đau nửa đầu, lo âu, bị hen, suy giảm hệ miễn dịch, đau dạ dày và rối loạn giấc ngủ…
Stress không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, mà còn ảnh hưởng đến gia đình và bạn bè xung quanh.
Stress là một căn bệnh cần điều trị đúng cách. Mọi người thường không nghĩ stress là một căn bệnh nên khi gặp stress thường không nghĩ đến việc điều trị mà chấp nhận chung sống cùng nó. Quan điểm này không đúng, stress cần được điều trị đúng cách để tránh những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe, để không đánh mất cơ hội thành công, thăng tiến của bạn trong công việc và để không ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình bạn.
Một cơ thể khỏe mạnh sẽ chống lại được stress. Vì vậy, việc đầu tiên trong điều trị stress là tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, việc khắc phục những triệu chứng của stress cũng không kém phần quan trọng.
Tham khảo thuốc: Forlax Gói 10g -Táo bón ở người lớn & trẻ em từ 8 tuổi trở lên. -Có thể kê toa cho bệnh nhân : Tiểu đường theo chế độ ăn không galactose, có thai, cho con bú. |
Trà Mi
Theo GDVN