Cho trẻ bị tăng động ăn uống như thế nào?
(Giúp bạn)Phụ huynh phải chú ý đến khẩu phần ăn uống của trẻ nhiều hơn, nhằm giúp ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng của bệnh tăng động thông qua các loại thực phẩm được tiêu thụ.
Biểu hiện của trẻ bị tăng động
Dân trí dẫn tin theo Báo điện tử Petrotimes, tăng động giảm chú ý là bệnh lấy đi khả năng tập trung và chú ý của trẻ. Biểu hiện chính của bệnh là không thể tập trung vào bất cứ việc gì. Trẻ gặp các rắc rối khi lắng nghe ai đó nói hay mơ mộng và thường mắc lỗi.
Trẻ không thể ngồi yên một chỗ, hay chạy nhảy liên tục không ngơi nghỉ dù ở bất kỳ điều kiện, không gian nào. Khi ngồi xuống, chúng có xu hướng ngọ ngoậy, bồn chồn hoặc nhún nhẩy.
Một số trẻ bị tăng động giảm chú ý sẽ nói quá nhiều và thường khó chơi trong yên lặng, có tính bốc đồng, phá vỡ đồ đạc hay thường xuyên cắt ngang, buột miệng trong những câu chuyện giao tiếp.
Vai trò của dinh dưỡng với trẻ bị tăng động
Phunu Online dẫn tin theo Stylecraze.com, quá trình điều trị chứng tăng động giảm chú ý đòi hỏi các bậc phụ huynh phải chú ý đến khẩu phần ăn uống của trẻ nhiều hơn, nhằm giúp ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng của bệnh thông qua các loại thực phẩm được tiêu thụ.
Tình trạng suy dinh dưỡng có thể là nguyên nhân khiến các triệu chứng của bệnh thêm nặng hơn. Điều này cũng rất dễ hiểu vì chế độ dinh dưỡng của những trẻ kén ăn thường không cân bằng và thiếu dưỡng chất. Vì vậy, bác sĩ thường kê đơn thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất trong trẻ trong giai đoạn điều trị.
Chế độ ăn uống của trẻ bị tăng động
Theo Sức khỏe và Đời sống, chế độ ăn có liên quan đến chứng rối loạn tăng động giảm tập trung và có thể góp phần trong việc phòng chống bệnh này:
+ Tránh thiếu sắt, kẽm
Ngoài chức năng tạo máu của sắt, sắt và kẽm còn là tiền chất của hơn vài trăm enzym trong cơ thể. Các khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong phát triển hệ thần kinh và trí tuệ của trẻ. Thiếu hụt các khoáng chất này không chỉ liên quan đến rối loạn tăng động giảm tập trung mà còn làm giảm trí thông minh của trẻ.
Phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung các khoáng chất này ở các trường hợp có nguy cơ thiếu hụt nêu trên hoặc ở các gia đình cho trẻ ăn chay. Bên cạnh đó, thiếu hụt iốt cũng được chứng minh liên quan đến nguy cơ rối loạn tăng động giảm tập trung nên cần dùng muối có bổ sung iốt.
+ Ăn đủ axit béo
Các axit béo chuỗi dài nhiều nối đôi bao gồm axit béo omega 3 và omega 6. Đây là những chất cần thiết cho quá trình phát triển của não bộ. Chất này cần thiết trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai, cho con bú và của trẻ nhỏ.
Các chất này có nhiều trong các loại cá biển, các loại đậu hạt và dầu thực vật.Các axit béo omega 3, omega 6 cũng có thể được bổ sung dưới dạng thuốc khi cần và có chỉ định của bác sĩ.
+ Hạn chế đường đơn, tăng cường tinh bột
Tiêu thụ nhiều đường đơn có trong bánh ngọt, kẹo, nước ngọt và các loại nước giải khát có đường liên quan nguy cơ rối loạn tăng động giảm tập trung ở trẻ. Bên cạnh đó, tiêu thụ nhiều đường đơn cũng làm gia tăng nguy cơ hạ đường huyết nhanh chóng ở trẻ do kích hoạt gia tăng nội tiết tố insulin.
Hạ đường huyết sau khi dùng đường đơn làm thiếu hụt glucose - nguyên liệu chính cho não hoạt động - khiến ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Do đó trẻ cần ăn tinh bột hơn đường đơn. Ăn đầy đủ rau, quả giúp đường hấp thu chậm vào máu giúp ổn định lượng đường huyết lâu bền.
Các thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình và thấp, giúp duy trì nồng độ glucose lâu bền cho não hoạt động gồm: cơm gạo lứt là loại không chà trắng, bún, bánh ướt...
+ Tránh phụ gia thực phẩm và thực phẩm nguy cơ dị ứng cao
Các phụ gia thực phẩm, nhất là loại tạo màu cho thực phẩm và các chất giúp bảo quản thực phẩm có thể làm gia tăng nguy cơ rối loạn tăng động giảm tập trung, do đó cần hạn chế nếu có thể ở những trẻ đã mắc bệnh này. Khi cần thiết, cha mẹ nên loại trừ những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao trong thực đơn của trẻ.
Thuốc tham khảo: pms-Risperidone 2mg Risperidon được chỉ định để điều trị bệnh loạn tâm thần cấp và mạn (có cả triệu chứng âm và dương). |
Thùy Linh
Theo GDVN