Nguyên nhân và triệu chứng bệnh giang mai
(Giúp bạn)Giang mai được coi là loại bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, đe dọa hạnh phúc gia đình...
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, giang mai (syphilis) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Đường lây truyền của bệnh giang mai hầu như luôn luôn là qua đường tình dục, mặc dù có những ca thí dụ về bệnh giang mai bẩm sinh do truyền từ mẹ sang con trong tử cung hoặc khi sinh.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai rất nhiều, do đó trước khi phương pháp xét nghiệm huyết thanh học ra đời thì việc chẩn đoán chính xác bệnh giang mai rất khó khăn bởi vì nó thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác, đặc biệt là trong giai đoạn 3.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai
Trong khi quan hệ tình dục vi khuẩn này truyền qua bạn tình.
Các đường lây truyền giang mai khác là: qua truyền máu nhiễm bệnh, tiếp xúc gần gũi không bảo vệ với tổn thương hoạt động (như trong khi hôn), và từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai.
Treponema pallidum rất nhạy cảm với ánh sáng, không khí và thay đổi nhệt độ. Nó chỉ có thể sống trong cơ thể người. Bệnh rất khó lây trừ khi tiếp xúc thân mật.
Triệu chứng bệnh giang mai
Giai đoạn 1
Những dấu hiệu sau có thể xảy ra từ 10 ngày tới 6 tuần sau khi tiếp xúc.
- Những vết loét không đau (tổn thương) ở vùng sinh dục, trực tràng, lưỡi hoặc môi.
- Hạch bạch huyết vùng bẹn lớn dần.
- Các dấu hiệu và triệu chứng của giang mai tiên phát có thể biến mất không cần điều trị, nhưng bệnh vẫn tồn tại và sẽ xuất hiện ở giai đoạn 2 hoặc giai đoạn 3.
Giai đoạn 2
Các dấu hiệu và triệu chứng của giang mai giai đoạn 2 có thể bắt đầu từ 2-8 tuần sau giai đoạn 1
- Phát ban trên bất kỳ vùng nào của cơ thể, kể cả lòng bàn tay và gan bàn chân.
- Sốt
- Mệt mỏi và cảm giác khó chịu mơ hồ.
- Đau và nhức ở xương hoặc khớp.
Tiếp theo giang mai 2 là giai đoạn trung gian gọi là giang mai tiềm tàng.
Giai đoạn 3
Nếu không điều trị, vi khuẩn giang mai có thể lây lan, dẫn đến nhiễm trùng ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể sau nhiều năm.
Một số các dấu hiệu và triệu chứng của giang mai giai đoạn 3 bao gồm:
- Các vấn đề về thần kinh. Bao gồm đột quị, nhiễm trùng và viêm màng và dịch xung quanh não và tuỷ sống (viêm màng não), thay đổi tính cách, bệnh tâm thần và tổn thương tuỷ sống gây bất thường về vận động và cảm giác.
- Các vấn đề về tim mạch. Bao gồm phình mạch và viêm động mạch chủ - động mạch chủ yếu của cơ thể, và các mạch máu khác.
Chẩn đoán bệnh giang mai
Sức khỏe & đời sống cho biết, chúng có thể là những dấu hiệu của giang mai. Càng đi khám Bác sĩ sớm, bạn càng sớm được điều trị bệnh và ngăn ngừa bệnh lây lan và tiến triển. Nếu không điều trị, bệnh có thể gây những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Trong giai đoạn tiên phát của giang mai, biểu hiện vết loét không đau và sưng hạch bạch huyết bẹn là đầu mối để chẩn đoán. Bác sĩ cũng có thể cạo một mẫu nhỏ các tế bào từ vết loét để phân tích bằng kính hiển vi. Xét nghiệm máu có thể khẳng định sự có mặt của kháng thể kháng vi khuẩn giang mai. Những xét nghiệm này vẫn dương tính rõ trừ khi bạn được điều trị hiệu quả.
Trong giai đoạn giang mai tiềm tàng, khi không có triệu chứng rõ rệt, Bác sĩ có thể dùng xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh.
Xét nghiệm
Tìm xoắn khuẩn giang mai
Lấy bệnh phẩm là dịch tiết từ săng, mảng niêm mạc, sẩn, hạch soi kinh hiển vi nền đen để tìm xoắn khuẩn.
Phản ứng huyết thanh
- Phản ứng cổ điển (không đặc hiệu): Bao gồm các phản ứng: kết hợp bổ thể (BW) phản ứng lên bông (Kahl Citochol, …).
- Phản ứng đặc hiệu: Phản ứng bất động xoắn khuẩn (TPI), phản ứng miễn dịch huỳnh quang (FTA), phản ứng ngưng kết hồng cầu (TPHA)…
Chú ý: Nếu bị giang mai thần kinh hoặc giang mai tim mạch cần lấy thêm dịch não tủy để làm các xét nghiệm trên.
Tham khảo thuốc: Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. |
Trà Mi
Theo GDVN