Những điều cần biết về bệnh cơ tim phì đại
(Giúp bạn)Bệnh cơ tim phì đại là sự dày lên một cách bất thường của thất trái. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh cơ tim phì đại đều bị phì đại vách liên thất, dẫn đến tắc nghẽn đường ra thất trái.
Tuổi trẻ dẫn lời BS Ngô Bảo Khoa (Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) cho biết: cơ tim phì đại là bệnh lý có tình trạng cơ tim dày lên bất thường. Điều này khiến tim co bóp tống máu đi khó khăn, có thể gây rối loạn chức năng tâm trương, nghẽn đường ra thất trái, thiếu máu cơ tim, loạn nhịp tim. Bệnh có tần suất khoảng 1/500 - 1/1.000 dân, mang tính di truyền trội. Người mắc bệnh này khó được nhận biết do bệnh không hoặc ít biểu hiện triệu chứng.
Nguyên nhân bệnh cơ tim phì đại
- BCTPĐ là một bệnh di truyền do đột biến gen trội. Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra 13 gen với hơn 900 đột biến ở các gen này có thể dẫn đến BCTPĐ.
- Khoảng 60% bệnh nhân được xác định nguyên nhân mắc bệnh là do đột biến gen mã hóa các protein của cấu trúc sarcome trong cơ tim (chủ yếu là myosin và troponin).
- Khoảng 40% các trường hợp mắc bệnh còn lại có nguyên nhân do đột biến ở các gen khác hoặc không rõ nguyên nhân.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh cơ tim phì đại
- Có 50% nguy cơ của những người mắc bệnh cơ tim phì đại sẽ thừa hưởng đột biến di truyền.
- Anh chị em của những người mắc bệnh cơ tim phì đại cũng có nguy cơ.
- Ảnh hưởng của biến bị do bị đột biến gen cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến bệnh cơ tim phì đại.
Triệu chứng, biểu hiện của bệnh cơ tim phì đại
- Phần lớn các bệnh nhân mắc BCTPĐ đều không có triệu chứng và họ có thể sống một cuộc sống bình thường như bao người khác
- Một số ít bệnh nhân có thể có các triệu chứng sau đây
+ Khó thở, đặc biệt là trong thời gian tập thể dục hay gắng sức.
+ Đau ngực, đặc biệt là trong thời gian tập thể dục hay gắng sức.
+ Ngất xỉu, đặc biệt là trong thời gian tập thể dục hay gắng sức.
+ Chóng mặt.
+ Mệt mỏi.
+ Tim đập nhanh
Chẩn đoán bệnh cơ tim phì đại
Thông tin tham khảo trên trang Sức khỏe & đời sống:
- Hầu hết các trường hợp mắc bệnh cơ tim phì đại đều được phát hiện một cách tình cờ khi bệnh nhân được kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc đang đến khám bác sĩ vì một bệnh lý khác.
- Dấu hiệu dễ nhận biết là những âm thanh bất thường hoặc âm thổi trong tim.
- Các xét nghiệm cần làm:
+ Siêu âm tim (phương pháp thông dụng và dễ thực hiện nhất): Siêu âm tim cho phép bác sĩ nhìn thấy sự chuyển động phức tạp theo nhịp đập của tim. Các bác sĩ có thể sử dụng những hình ảnh này để xác định những bất thường trong cơ tim và van tim
+ Điện tâm đồ: Xét nghiệm này ghi lại hoạt động điện của tim. Nó được thực hiện để phát hiện các dấu hiệu bất thường nghi ngờ cơ tim dày lên.
+ Điện tâm đồ Holter 24h: Đây là điện tâm đồ cầm tay có ghi điện liên tục trong tim, thường là trong 1-2 ngày. Nó được sử dụng để phát hiện nhịp tim bất thường.
+ Thông tim (để đo áp lực máu ở các buồng tim) kết hợp chụp X-Quang.
+ Thông tim: Một ống thông được đưa vào động mạch, bắt đầu từ vùng háng. Sau đó cẩn thận luồn đến buồng tim theo hướng dẫn X-quang cho thấy hình ảnh thời gian thực của cơ thể. Chất màu được tiêm qua ống thông, sử dụng X-quang chụp hình ảnh tim và mạch máu trong tim
+ Chụp cộng hưởng từ (MRI): Là một kỹ thuật hình ảnh có sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh của trái tim. Ngoài siêu âm tim, MRI tim thường được sử dụng, đặc biệt nếu những hình ảnh siêu âm tim không đưa ra được kết luận.
- Xét nghiệm tiếp cận đối với thân nhân bệnh nhân:
+ Xét nghiệm di truyền có sẵn: Có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh cơ tim phì đại. Tuy nhiên, nguyên nhân di truyền của bệnh cơ tim phì đại không phải hoàn toàn hiểu rõ.
Nếu có người thân - cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con mắc bệnh cơ tim phì đại, các chuyên gia khuyên nên thường xuyên kiểm tra để tìm dấu hiệu của bệnh này. Đối với trẻ em, khuyến cáo là phải siêu âm tim và điện tim mỗi năm 1 lần cho đến khi tuổi dậy thì hay tuổi 18. Nếu không thấy bằng chứng của bệnh cơ tim phì đại cho đến tuổi trưởng thành, bác sĩ có thể khuyên nên điều chỉnh lịch trình siêu âm 5 năm 1 lần.
Tham khảo thuốc: Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. |
Trà Mi
Theo GDVN