Những điều cần chú ý khi pha thuốc kháng sinh cho trẻ

15:26 14/04/2015

(Giúp bạn)Các mẹ phải đọc kỹ toa thuốc để cho bé uống đúng liều, lượng, uống trước ăn hay sau ăn đối với một số thuốc bị ảnh hưởng bởi thức ăn và cách thức pha thuốc đối với một số thuốc kháng sinh dạng bột (cốm) đóng gói hay đóng chai.

Theo VnMedia, trẻ còn nhỏ khó uống hay không nuốt được thuốc dạng viên nên một số thuốc được bào chế dạng bột để pha thành dạng dung dịch cho các bé dễ uống, nhanh hấp thu hơn. Đặc biệt, đối với kháng sinh cần đảm bảo cho bé uống đúng hàm lượng để đạt hiệu quả điều trị, bé nhanh hết bệnh và tránh bị đề kháng kháng sinh.

Cha mẹ chỉ nên dùng kháng sinh khi có sự chỉ định của bác sĩ, khi bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán chắc chắn trẻ có mắc bệnh nhiễm khuẩn thì lúc đó bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể dùng thuốc kháng sinh gì? mỗi ngày dùng bao nhiêu là đủ? thuốc đó dùng bằng cách nào (uống, tiêm hay đặt hậu môn...)?

Khi đã có đơn của bác sĩ, người mẹ cần tuân thủ dùng đúng chỉ định, tuyệt đối không tự ý đổi tên thuốc (việc này có thể gặp ở một số quầy thuốc tư nhân, dược tá muốn bán được loại thuốc mình có cho nên cứ tư vấn theo hướng đó để bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân mua thuốc của mình, bất chấp người bệnh đã có đơn của bác sĩ).

Dược sĩ Lữ Ngọc Thuyền lưu ý, các bà mẹ phải đọc kỹ toa thuốc để cho bé uống đúng liều, lượng, uống trước ăn hay sau ăn đối với một số thuốc bị ảnh hưởng bởi thức ăn và cách thức pha thuốc đối với một số thuốc kháng sinh dạng bột (cốm) đóng gói hay đóng chai.

-1

Những điều cần chú ý khi pha thuốc kháng sinh cho trẻ

- Rửa tay sạch trước khi pha thuốc, tập thói quen rửa tay sạch bằng xà phòng hay dung dịch rửa tay nhanh trước khi cho con uống thuốc, cho con trẻ ăn, uống, để tránh nhiễm khuẩn vào dung dịch thuốc hay thức ăn của con trẻ.

Hạn chế khoảng tiếp xúc của bé và vi khuẩn, nâng cao an toàn của bé bằng cách rửa tay sạch khi tiếp xúc với trẻ.

- Chuẩn bị một ly nước đun sôi để nguội để pha thuốc: một số kháng sinh nhạy cảm với nhiệt độ, nên dùng nước nguội hoàn toàn để pha kháng sinh.

- Lắc chai thuốc bột, hay cốm để làm xốp bột, cốm để khi đổ nước vào pha thuốc sẽ phân tán đều, không bị vón cục.

- Đổ nước vào trong chai thuốc theo hướng dẫn trong toa (đổ nước tới vạch trên chai hay pha với bao nhiêu nước tùy từng loại sản phẩm có hướng dẫn trên toa).

- Sau khi pha thuốc nên bảo quản trong tủ mát và lắc kỹ chai thuốc trước khi dùng thuốc.

- Cho bé uống đúng liều lượng toa thuốc.

- Không tự ý mua thêm thuốc kháng sinh cho con uống vì tùy theo đặc thù từng loại bệnh sử dụng kháng sinh khác nhau, điều chỉnh liều lượng khác nhau, uống sai thuốc, không đúng cách sẽ để lại các tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ.

-2

Nguy cơ khi cho trẻ dùng kháng sinh sai cách

Tin tổng hợp Báo điện tử Kiến thức cho biết, cho trẻ uống kháng sinh sai cách có thể dẫn đến những tác hại cực kỳ nguy hiểm:

+ Uống kháng sinh bị tiêu chảy

Tiêu chảy do dùng kháng sinh có thể gây một chuỗi các triệu chứng, thay đổi từ nhẹ tới nặng. Thông thường, bạn có thể đại tiện phân lỏng hoặc đại tiện nhiều lần trong ngày hơn so với bình thường. Các triệu chứng này bắt đầu từ ngày thứ 4-9 của liệu pháp và thường khỏi trong vài ngày tới 2 tuần sau khi ngừng dùng kháng sinh.

+ Uống kháng sinh bị táo bón

Theo quy luật cạnh tranh, sinh tồn, hệ vi khuẩn ruột giúp cơ thể chống nhiễm khuẩn bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh hoặc ức chế sự phát triển của chúng, giữ ở mức độ không gây bệnh. Khi dùng kháng sinh, chúng không chỉ diệt vi khuẩn gây bệnh mà diệt luôn vi khuẩn có lợi trong ruột của bé, gây táo bón.

Nguy hiểm hơn sau một thời gian, bé còn có thể bị viêm phổi, viêm phế quản hoặc ho lại mắc thêm bệnh suy dinh dưỡng do kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có lợi ở đường tiêu hóa của trẻ, gây rối loạn tiêu hóa, không hấp thu được chất dinh dưỡng.

+ Nhờn thuốc

Trẻ có thể trả bệnh trong một thời gian dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần phải dùng kháng sinh, gây lờn thuốc và phải tăng liều. Lúc đó, thuốc chẳng những không trị được bệnh mà còn tàn phá các vi khuẩn cộng sinh có lợi cho cơ thể làm bé viêm miệng lưỡi, nổi nhiệt, rối loạn tiêu hóa và mắc một số các bệnh khác.

Thuốc tham khảo: Paracetamol 80mg

Paracetamol là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Thùy Linh

Nên đọc
-3 Những bệnh không nên dùng kháng sinh
-4 Cách dùng kháng sinh augmentin hiệu quả
-5 Có nên rắc bột kháng sinh vào vết thương?
-6 Giúp bé nhanh hết ho mà không cần kháng sinh

Theo GDVN

Comments