Những thuốc người cao huyết áp nên tránh

15:23 14/04/2015

(Giúp bạn)Các thuốc thông thường dùng chữa các bệnh khác có thể gây tăng huyết áp làm giảm hiệu lực của thuốc hạ huyết áp đang dùng.

Bệnh cao huyết áp là gì?

Theo Wikipedia, huyết áp cao là khi huyết áp có mức cao nhất lớn hơn 14 và mức thấp nhất lớn hơn 9. Cao huyết áp còn được gọi là "tên giết người âm thầm" vì sau một thời gian huyết áp cao mà không được chữa trị sẽ dẫn đến tổn thương một số cơ quan trong cơ thể, chủ yếu là mạch máu, tim, thận, não và có thể làm người bệnh chết sớm.

Triệu chứng chỉ xuất hiện ở cao huyết áp có biến chứng. Với biến chứng ở tim, người bệnh leo lầu cao, làm việc thấy mau mệt, tối ngủ phải kê đầu cao. Với biến chứng ở thận, người bệnh thấy mệt, yếu, phù chi, tiểu ít.

Ngoài ra, trong cơn cao huyết áp cấp, người bệnh có các triệu chứng: Nhức đầu dữ dội, mờ mắt, ói mửa, co giật, lơ mơ hay hôn mê, đây là triệu chứng đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời ở bệnh viện. Do đó để biết có cao huyết áp hay không chỉ có cách duy nhất là đo huyết áp bằng huyết áp kế.

-1

Huyết áp cao nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến tổn thương một số cơ quan trong cơ thể

Người cao huyết áp cần tránh những loại thuốc gì?

Trang Sức khỏe và Đời sống cho biết, mục tiêu điều trị cao huyết áp là hạ huyết áp (HA) đến mức mục tiêu, nhằm hạn chế các biến chứng.

Các thuốc thông thường dùng chữa các bệnh khác có thể gây tăng huyết áp làm giảm hiệu lực của thuốc hạ huyết áp đang dùng. Các thuốc thông thường gây tăng huyết áp như:

+Corticoid:

Tác động lên sự chuyển hóa giữ muối và nước, làm cho nước trong máu trong dịch gian bào tăng, làm tăng glucose - máu… dẫn tới tăng huyết áp.

Các corticoid nội sinh như: cortisol do tuyến thượng thận sản xuất ra hay chất tương đương có tác động trên chuyển hóa mạnh, nên gây ra tác dụng không mong muốn này mạnh hơn các chế phẩm bán tổng hợp vốn ít tác động lên quá trình chuyển hóa.

Cả hai loại khi dùng liều cao, kéo dài đều gây ra tác dụng không mong muốn này.

+Các chất cường giao cảm: như ephedrin trong thuốc chữa hen; phenylephrin, pseudoephedrin trong thuốc cảm OTC. Các chất này làm giãn phế quản nên đỡ nghẹt mũi, sổ mũi làm cho người bệnh dễ chịu, song có tính cường giao cảm làm cho tim đập nhanh, co mạch ngoại vi, gây tăng huyết áp.

+Thuốc chống trầm cảm IMAO: ức chế enzyme monoaminooxydase (MAO), là enzyme gây hủy các chất dẫn truyền thần kinh nên làm bền các chất này, làm cho các chất này trong synap phục hồi lại ngưỡng bình thường, có tác dụng chống trầm cảm.

Nhưng enzyme MAO có ở nơi khác như enzyme MAO ức chế việc sản xuất tyramin. IMAO ức chế MAO ở các bộ phận khác làm tăng tyramin một chất làm tăng HA, gây cơn đau đầu dữ dội. Như vậy, bản thân IMAO vốn có tiềm năng làm tăng huyết áp.

Khi dùng IMAO liều vừa đủ thì IMAO chỉ phục hồi các chất dẫn truyền về ngưỡng bình thường mà không làm cho cơ thể sản xuất thêm các chất dẫn truyền thần kinh nên chỉ có tác dụng chống trầm cảm.

Khi dùng IMAO liều cao thì IMAO còn ức chế các MAO ở các bộ phận khác, hay khi dùng IMAO với các chất cường giao cảm vốn có tính năng làm cho tim đập nhanh, co mạch ngoại vì… thì sẽ gây tăng huyết áp.

+Kháng viêm không steroid: một số nhóm thuốc chữa cao huyết áp như chẹn beta, ức chế men chuyển kích thích tổng hợp chất prosataglandin, một chất gây giãn mạch nên làm hạ huyết áp.Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) sức chế sự sản xuất prostaglandin làm giảm hiệu lực hạ huyết áp của thuốc chẹn beta, ức chế men chuyển.

+Thuốc co mạch: trừ phân nhóm 1 của chẹn beta có tác dụng chẹn chọn lọc beta-1, giảm lượng máu từ tim tống ra động mạch nên làm hạ huyết áp, còn hầu hết các nhóm thuốc chữa cao huyết áp còn lại đều làm hạ huyết áp thông qua việc làm giãn mạch ngoại vi trực tiếp hay gián tiếp. Thuốc co mạch như ergotamin làm co mạch ngoại vi, ngược lại với cơ chế làm hạ huyết áp, nên làm giảm hiệu lực hạ huyết áp của các nhóm thuốc trên.

+Thức ăn và thuốc chứa nhiều ion natri (Na+):

Na+ có vai trò gián tiếp làm tăng sự co cơ, có thể không có lợi cho người cao huyết áp, nên khuyến cáo người bị cao huyết áp không nên ăn mặn (muối Natrichlorid = NaCl).

Tuy nhiên, nhiều người cao huyết áp chưa hiểu rõ điều này, tạo ra chế độ ăn nhạt, rất bất tiện, rất khổ vì ăn nhạt rất khó, không cảm thấy ngon. Cũng nên biết, người cao huyết áp cũng cần đủ Na+ để thiết lập hệ cân bằng nội môi, nên ăn quá nhạt, không đủ Na+ sẽ có hại.

Tất cả các chất chứa nhiều Na+ như các loại viên hay dung dịch sủi bọt (chưa NAHCO3) thuốc chữa đau dạ dày (chứa NAHCO3, Na2CO3), mì chính (chữa natriglutamat) đều làm tăng Na+, không lợi cho người cao HA chứ không riêng gì muối ăn (NaCl).

Mỗi ngày giảm ăn 1g muối thì chỉ giảm được 390mg Na+ nhưng uống một viên sủi canxium sandor thì đưa thêm vào cơ thể 290mg Na+, dùng một thìa cà phê mì chính thì đưa vào cơ thể thêm tới 680mg Na+. Nhiều người kiêng ăn mặn (NaCl) mà vẫn thừa Na+ là vì dùng các chất này.

Thuốc tham khảo: Losartan Potassium 50mg

CHỈ ĐỊNH: Điều trị tăng huyết áp, có thể dùng đơn độc hay kết hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác (thuốc lợi tiểu thiazid). Nên dùng losartan cho người bệnh không dung nạp được các chất ức chế ACE (chất ức chế men chuyển angiotensine).

Thùy Linh

Nên đọc
-2 Sử dụng thuốc chống nôn nghén trong thai kì
-3 Uống thuốc chống nôn có hại cho trẻ không?
-4 Lưu ý khi sử dụng thuốc trị hen suyễn
-5 Mặt trái của thuốc giảm đau Aspirin

Theo GDVN

Comments