Những vấn đề sức khỏe phụ nữ có di truyền từ mẹ
(Giúp bạn)Có những bệnh mang tính di truyền, đó chính là lý do tại sao bạn càng nên biết rõ về tình trạng sức khỏe của mẹ mình.
- 1
Thời kỳ mãn kinh
Tuổi mãn kinh có tới 85% là do gen di truyền quyết định. Hầu hết phụ nữ chuyển sang giai đoạn tiền mãn kinh vào khoảng từ 39-51 tuổi và phải mất khoảng 5 năm trước khi mất kinh hoàn toàn (chính thức bắt đầu thời kì mãn kinh).Theo nguyên tắc chung, thời kì tiền mãn kinh và mãn kinh của bạn sẽ gần giống như của mẹ bạn, ngoại trừ trường hợp có các yếu tố bên ngoài tác động như: hút thuốc, uống rượu, ăn uống không điều độ...Nhìn vào thời kì tiền mãn kinh và mãn kinh của mẹ bạn, bạn sẽ biết thông tin về thời kì này của mình như: Các triệu chứng mãn kinh của bạn sẽ nhẹ nhàng hay khắc nghiệt, bạn có dễ bị nóng trong người, tính khí thất thường...Ngoài ra, các yếu tố như trọng lượng, chế độ ăn uống, tập thể dục và căng thẳng... cũng có thể ảnh hưởng đến thời kì tiền mãn kinh và mãn kinh của bạn.
- 2
Nguy cơ ung thư vú
Không phải tự nhiên mà mỗi khi đi khám ngực, bác sĩ thường hỏi bạn xem người thân có ai bị ung thư vú hay không. Thực tế, 5-10% các trường hợp ung thư vú là do di truyền và nếu mẹ bạn bị ung thư vú thì nguy cơ bạn bị ung thư vú cao gấp đôi so với những người khác.Thậm chí, về mặt di truyền, các gen ung thư vú BRCA1 hoặc BRCA2 có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú lên tới 60%.Ngoài yếu tố di truyền, các ảnh hưởng khác từ môi trường như tiếp xúc với hóa chất và thói quen uống rượu, hút thuốc... cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.Nhìn vào lịch sử ung thư vú của mẹ bạn, bạn sẽ biết mình có nguy cơ bị ung thư vú hay không, nếu có nguy cơ thì nguy cơ cao hay thấp... Từ đó, bạn biết mình nên đi khám sớm và thực hiện các biện pháp phòng bệnh tốt nhất.
- 3
Nguy cơ loãng xương
Nếu mẹ của bạn đã được chẩn đoán dễ bị bị loãng xương, gãy xương hoặc thậm chí chỉ đơn giản là xương mỏng, nhỏ xương... thì bạn cũng cần chú ý đến sức khỏe của xương của mình. Cấu trúc xương bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tính di truyền và có tính tương quan đáng kể về kích thước, độ dày, mật độ xương.Mức độ loãng xương của mẹ bạn có thể cho bạn biết kích thước hay độ dày của xương, bạn có nguy cơ loãng xương hay không. Nhưng việc chăm sóc xương khỏe mạnh lại phụ thuộc vào bạn vì sức khỏe xương của bạn còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường, thói quen sống, bệnh tật mà bạn mắc phải.Ngoài ra, uống nhiều rượu, hút nhiều thuốc lá, ăn uống thiếu dinh dưỡng... cũng có thể làm cho xương của bạn yếu đi. Để xương chắc khỏe, bạn nên tập thể dục đều đặn, giữ trọng lượng cân đối, bổ sung đủ canxi, magiê, và vitamin 3...
- 4
Bệnh viêm khớp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch và có tính di truyền mạnh mẽ. Nếu mẹ của bạn mắc chứng viêm khớp, bạn có nguy cơ bị bệnh cao hơn 50% so với bình thường. Viêm xương khớp là tình trạng viêm phổ biến nhất. Trong viêm xương khớp, sụn bảo vệ ở đầu xương bị thoái hóa, vì nó tạo ra ma sát khi di chuyển.Bạn cũng cần biết thêm rằng, ngoài tính di truyền, các yếu tố khác có thể góp phần tăng nguy cơ viêm khớp là: Thừa cân (dư thừa trọng lượng sẽ gây áp lực lên các khớp xương), chấn thương, căng thẳng, hút thuốc, ăn nhiều thịt đỏ, tiêu thụ nhiều caffeine...Khi biết các nguy cơ viêm khớp của mình, bạn nên sớm có các biện pháp phòng bệnh càng sớm càng tốt.