Nứt kẽ hậu môn: Chẩn đoán, biến chứng

15:52 14/04/2015

(Giúp bạn)Nứt kẽ hậu môn không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm cho bệnh nhân rất đau đớn khi đi đại tiện.

Chẩn đoán nứt kẽ hậu môn

Thông tin tham khảo trên trang Sức khỏe & đời sống:

1. Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán nứt hậu kẽ hậu môn không khó, căn cứ vào tính chất đau đặc hiệu, và quan sát thương tổn.

Nội soi trực tràng bằng ống mềm hoặc ống cứng là phương pháp chẩn đoán xác định và phân biệt bệnh nứt kẽ hậu môn tốt nhất.

-1

2. Chẩn đoán phân biệt

Cần phân biệt với các loét ở vùng rìa hậu môn do những nguyên nhân được xác định rõ ràng:

+ Trầy xước: Chỉ là vết loét nông, bờ dẹt, có thể ở bất kỳ vị trí nào quanh hậu môn. Các vết trầy xước chỉ tồn tại trong thời điểm nhất định. Hậu môn có hoặc không có búi trĩ đi kèm, chỉ cần điều trị bằng phương pháp nội khoa.

+ Lao: Thương tổn lao có thể ở một nơi, có thể ở nhiều nơi. Phải đi tìm thương tổn lao ở các nơi khác vì ít khi có lao nguyên phát ở vùng hậu môn. Cần khám toàn thân kỹ lưỡng, chụp Xquang phổi, xét nghiệm đờm, làm phản ứng nội bì với tuberculin, tốc độ máu lắng. Cần làm xét nghiệm mô học thương tổn để xác định.

+ Bệnh Crohn: Thương tổn loét của bệnh Crohn có ở bất cứ điểm nào của vòng hậu môn, thường có ở nhiều nơi, bờ thương tổn loét rỉ nước, mô của thương tổn bong ra, phù nề. Chẩn đoán dựa trên lâm sàng và xét nghiệm giải phẫu bệnh. Khoảng chừng 15% số bệnh nhân Crohn bắt đầu bằng các thương tổn ở vùng hậu môn.

+ Ung thư hậu môn thể loét: Thương tổn loét chỉ có một nơi, lồi lên, thâm nhiễm, chảy nước. Lúc đầu vì triệu chứng không rõ rệt nên dễ lẫn lộn. Bệnh được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm mô học.

+ Giang mai: Giang mai đau ít, nứt hậu môn đau rất nhiều. Giang mai không có hiện tượng co thắt cơ. Thương tổn giang mai thường nằm ở phía bên, nứt hậu môn trong đa số trường hợp nằm ở phía sau. Giang mai thường có hạch bẹn đặc trưng. Cần làm huyết thanh chẩn đoán.

+ Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục và các bệnh khác

Biến chứng nứt kẽ hậu môn

1. Biến chứng nứt kẽ hậu môn cấp tính

Nứt kẽ hậu môn gây đau và chảy máu, hơn 90% trường hợp nứt hậu môn tự lành và bệnh nhân có thể dùng kem thoa tại chỗ hoặc thuốc nhét hậu môn để giảm đau. Nứt hậu môn một khi không lành có thể trở thành mãn tính.Khi một vết nứt không tự lành, trở thành mãn tính, vết nứt sẽ xâm nhập đến cơ vòng hậu môn trong, cơ vòng này có tác dụng giữ cho hậu môn đóng kín, trừ lúc đang đi tiêu. Vết rách ở cơ vòng này sẽ khiến cơ co thắt, làm cho vết rách rộng hơn và khó lành. Vết nứt không lành gây khó chịu, cần phải làm tiểu phẫu để giảm đau và sửa chữa lại hoặc cắt bỏ vết nứt.

2. Biến chứng của nứt hậu môn mạn tính

Nứt hậu môn cấp tính thường sẽ lành sau đợt điều trị nội khoa, nhưng đôi khi tổn thương không lành hẳn. Nếu nứt hậu môn cấp tính không lành sau điều trị nội khoa sẽ xuất hiện tổn thương thứ phát. Đầu tiên là sự viêm nề của phần đầu dưới của vết nứt hình thành một tổn thương viêm nề được gọi là khối da thừa. Khối viêm nề đầu dưới của vết nứt hình thành do nhiễm trùng làm phù nề bạch mạch gây triệu chứng đau và viêm nề khối này.Sau đó, khối viêm nề này sẽ xơ hóa và hình thành mảnh da thừa xơ hóa. Sau nhiều tháng, vết nứt không lành sẽ tạo ra vết loét sâu đến lớp cơ thắt trong, xơ hóa, dẫn đến hậu quả kích thích co thắt của cơ thắt trong và xơ hóa phần cơ bị kích thích này. Dù ở thời kỳ nào cũng có thể gây ra tình trạng tạo mủ ở vết loét, dẫn đến áp xe giữa hai cơ thắt hay áp xe quanh hậu môn và gây ra rò hậu môn thấp với lỗ rò ngoài được mở ra ở đường giữa sau của hậu môn.

Nguyên tắc dự phòng và điều trị

Tiền phong cho hay, khi bị nứt kẽ hậu môn cần được khám cẩn thận để có chỉ định điều trị. Đầu tiên người bệnh thường được khuyên dùng thêm chất xơ, ăn nhiều rau, uống thêm nhiều nước, vận động cơ thể (chơi thể thao, cầu lông, đi bộ, bơi) thường xuyên để chống táo bón. Nếu đã bị táo bón dài ngày thì cần được uống thuốc chống táo bón (Duphalac, Forlax…), nhằm làm mềm phân và nhuận tràng. Ngoài ra còn có thể dùng một số thuốc thoa tại chỗ hoặc kem nhét hậu môn (cortaid), nhằm chống viêm, giảm bớt sự khó chịu, bôi trơn (nitroglycerine) để dễ đại tiện, giảm đau, làm giãn mạch và tăng cường lưu lượng máu đến, giúp mau lành vết nứt. Tuy nhiên, thuốc nitroglycerine có thể gây tác dụng không mong muốn như nhức đầu, hạ huyết áp và chóng mặt. Vì vậy, cần theo dõi huyết áp và thông báo cho bác sĩ điều trị biết.

Ngoài ra, nên dùng một số thuốc giảm đau, giãn cơ. Tuy vậy, người bệnh không được tự động mua thuốc để tự chữa trị mà phải có đơn thuốc của bác sĩ khám bệnh. Nếu bệnh nứt kẽ hậu môn vẫn tiếp tục xuất hiện, không đỡ hoặc nặng thêm thì sẽ được bác sĩ khám bệnh tư vấn phẫu thuật.

Tham khảo thuốc:

Jex: Giảm đau  xương khớp cấp tính và mãn tính. Hỗ trợ điều trị viêm khớp: viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp. Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp

Trà Mi

Nên đọc
-2 Dấu hiệu cảnh báo thận có vấn đề
-3 Đắp mặt nạ đúng cách không gây hại cho da
-4 Chất nguy hiểm có trong kem đánh răng
-5 Những biểu hiện sắp sinh bạn nên biết

Theo GDVN

Comments