Tác dụng chữa bệnh của cây hoàn ngọc

12:33 10/03/2014

(Giúp bạn)

Có nhiều đánh giá khác nhau về tác dụng chữa bệnh của cây Hoàn ngọc âm và Hoàn ngọc dương. Nghiên cứu của TSKH. Trần Công Khánh cho thấy có nhiều tác dụng chữa bệnh của hai cây thuốc quý này.

tac-dung-chua-benh-cua-cay-hoan-ngoc-1


Cây Xuân hoa chữa được nhiều bệnh mà
TSKH. Trần Công Khánh đã dày công nghiên cứu

Cây Xuân hoa (tên dân gian gọi là Hoàn ngọc, Hoàn ngọc âm, +Nhật nguyệt, Nội đồng, Lay gàm, Dièng tòn pièng (Dao), Nhần nhéng (Mường), Tu lình… là câu chuyện thú vị về một công trình khoa học của TSKH. Trần Công Khánh. Là cây thuốc dân gian, trước đây Xuân hoa chưa có tên trong các sách về cây thuốc ở Việt Nam. Năm 1987, một người bạn cho ông biết thông tin về một loại cây dân gian gọi là: "Nội đồng, Hoàn ngọc…”. Ăn lá cây này có thể chữa được các bệnh đường ruột. Ông đã xin mấy cành mang về ươm trồng trong vườn thực vật của trường Đại học Dược Hà Nội. Sau mấy năm, cây ra hoa, Ông đã xác định được tên khoa học của nó là Pseuderanthemum palatiferum (Wall.) Radlk., thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), và đặt tên chính thức cho nó là Xuân hoa.

Khi đã biết tên La tinh, TSKH. Trần Công Khánh tiếp tục tìm các thông tin khoa học trên thế giới về cây này. Một Trung tâm dữ liệu về thực vật của Mỹ (ở Chicago) đã xác nhận cây Xuân hoa chưa có ai nghiên cứu. Đối với nhà khoa học thì đây là một tin đáng mừng. Từ năm 1990, nhóm nghiên cứu do ông chủ trì đã bắt đầu nghiên cứu cây Xuân hoa từ thực vật, hóa học, đến các tác dụng sinh học của nó.

Xuân hoa là một cây bụi, cao 1-3m, sống nhiều năm, thân non mềm màu xanh lục, thân già hoá gỗ màu nâu, nhiều cành mảnh. Lá mọc đối, cuống lá dài 1,5-2,5cm, phiến lá mềm, hình mũi mác... Cụm hoa là xim dài 10-16cm ở đầu cành, mang nhiều hoa màu trắng. Hiện nay, cây Xuân hoa được trồng khá phổ biến ở Việt Nam để làm thuốc.

Cho đến nay, những ứng dụng chữa bệnh của cây Xuân hoa được nhiều người sử dụng điều trị những bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, viêm đại tràng mạn tính, trĩ nội, cầm máu ngoài da. Ngoài ra, nó còn được dùng hỗ trợ để chữa các bệnh phổi, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mất ngủ, bệnh vẩy nến, v.v... Lá Xuân hoa không có mùi, không vị, hơi nhớt. Khi dùng thì rửa sạch, nhai với mấy hạt muối rồi chiêu nước. Có thể dùng lá đã phơi khô hoặc nấu canh để ăn. Liều dùng tuỳ thuộc vào bệnh, người lớn ăn 7-9 lá, ngày hai lần. Nếu bị rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, chỉ dùng vài lần là khỏi; bị đái rắt, đái buốt, đái ra máu, thì dùng 3-4 ngày; bị viêm đại tràng co thắt điều trị khoảng hai tuần.

tac-dung-chua-benh-cua-cay-hoan-ngoc-2

Bán tự mốc (tức Hoàn ngọc dương, cây mầm lá đỏ, thân đỏ)
(Ảnh do TSKH. Trần Công Khánh cung cấp)

Ở Việt Nam, còn có một cây gọi là Xuân hoa đỏ, hoặc Nhớt tím, có ở Khánh Hoà (Nha Trang). Nó cũng được trồng ở nhiều nơi làm cảnh như ở Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh. Theo kinh nghiệm dân gian, người ta dùng cây này để chữa lở miệng và làm lành vết thương.

Về cây Hoàn ngọc dương theo dân gian gọi, có tên khác là Hoàn ngọc đỏ (vì ngọn, lá non và thân có màu đỏ tía), theo TSKH. Trần Công Khánh là cây Bán tự mốc, tên khoa học là Hemigraphis glaucescens C.B Clarke, họ Ô rô (Acanthaceae). Đây là cây bụi nhỏ, cao khoảng một mét hoặc hơn, sống nhiều năm, thân và cành mảnh, đường kính khoảng 2-4mm, phần gốc thân khoảng 7-10mm, thân non hơi vuông, màu đỏ tía, đốt dài 6-8cm, các mấu hơi phình to. Lá nguyên, nhẵn, mọc đối, mặt trên màu lục thẫm, mặt dưới màu xanh nhạt, phiến lá hình thoi hẹp. Các lá non ở ngọn có màu đỏ tía. Cụm hoa dạng bông dài 2-3cm, ở đầu cành… Cây Bán tự mốc mọc hoang và cũng được trồng nhiều nơi ở nước ta, từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng đến miền núi.

Cây Bán tự mốc có các chất flavonoid (0,70 - 0,77%), tanin (0,84%), saponin, đường khử. Ngoài ra, còn có sterol và chất béo. Theo kinh nghiệm dân gian, phần trên mặt đất của cây dùng chữa viêm đại tràng cấp và mạn tính, rối loạn tiêu hoá, đau bụng co thắt, đầy chướng bụng, trĩ nội chảy máu, đại tiện ra máu, chảy máu do chấn thương. Có nơi dùng chữa viêm loét dạ dày (ở Thái Nguyên), hoặc chữa bệnh cao huyết áp (ở Hoà Bình). Lá có thể dùng tươi, hoặc cây khô sắc với nước rồi uống. Lá rửa sạch rồi nhai nuốt nước, nhả bã. Ngày ăn ba lần vào lúc đói, mỗi lần 20 lá. Dùng ngoài: Lá tươi giã nát, đắp vết thương rồi băng lại. Lá non được dùng ăn như rau sống để tăng vị hơi chua chát và phòng đầy bụng. Bán tự mốc chủ yếu được dùng trong dân gian, tránh nhầm lẫn với cây Xuân hoa.

MÔ TẢ : 
 Cây HÒAN NGỌC còn gọi là cây " Nhật Nguyệt ",và nhiều tên nửa là " Tú Linh", " Thần dưỡng sinh "...có tên khoa học là Pseuderanthemur thuộc họ Ô Rô (Acanthaceae) .Có lẽ, chưa có một cây thuốc nào mà lại có nhiều tính năng trị bệnh như vậy .
    Truyền thuyết, Hòan Ngọc vốn là cây mọc hoang trong rừng Cao Lạng, cây mọc và sống rất dễ dàng, một năm có thể cao 3 mét. Lá mềm, không xơ, dài nhọn, mặt phải xanh thẫm, mặt trái xanh nhạt. Lá già hơi đắng,lá non nhỏ không mùi vị. Lá mọc đối xứng tạo thành mắt, lá vàng dễ rụng. Về mùa xuân, cây ra hoa thành chùm ở cuối cành, cuốn hoa ngắn, ống hoa dài, hoa có 6 cành nhỏ, màu trắng tím nhạt, không thấy quả. Thân cây già, màu xám nâu, rễ mọc chùm, không có rễ cái. Cây có sức sống khỏe, rất thích nước. Vì vậy mà vào mùa mưa cây phát triển mạnh mẽ, vọt cao rất nhanh, cành lá xum xuê.

CÁCH DÙNG VÀ LIỀU LƯỢNG :
Người ta dùng lá tươi là chủ yếu. Nhưng trong trường hợp, ở phòng thuốc dùng lá khô cũng tốt, nhưng phải một nắm lá trọn bàn tay, và sắc theo kiểu cổ điển: nước nhất,  3 chén, còn lại 1 chén, nước nhì, 2 chén còn 8 phân.
    -Còn lá tươi thì ăn ngay, giã hay xay sinh tố uống, hoặc là nấu canh ăn. Liều lượng trong 1 ngày dùng trọn nắm lá chia đều 3 buổi sáng, trưa, chiều.
    - Thông thường, nhai từ 7 lá đến 10 lá, bệnh nhẹ nhai 3 lần , bệnh nặng nhai 6 lần. Mỗi lần nhai không quá 10 lá, nếu không biết mà nhai quá liều thì bị choáng nhẹ, nhưng không sao chỉ trong vòng 10 đến 15 phút là khỏi.

CÔNG DỤNG :
1.Chữa các bệnh về đường tiêu hóa
:đi lỏng, rối loạn tiêu hóa, táo bón, đau bụng .
- Ăn từ 7 đến 9 lá , một ngày 4 lần . Ba ngày lành bệnh.
- Nếu đau bụng mà nghi là đau ruột thừa chưa kịp đi cấp cứu ( vì bệnh viện xa nhà ), ăn liều cao :15 đến 20 lá, bình tĩnh cứ ráng nhai cho kỷ , ăn 4 lần trong vòng 1 đến 2 giờ , cơn đau không còn bức bách , sẽ giảm nhẹ , và tiếp tục phải đi bệnh viện cấp cứu.
2. Bệnh kèm theo chảy máu :
chảy máu dạ dày, đường ruột, phân có máu, đi tiểu ra máu kể cả đái buốt, đái gắt (đái nhỏ giọt và nóng ).
- Lấy 1 nắm lá tươi, đổ 2 chén nước, nấu còn 1 chén, uống sáng sớm khi chưa ăn gì, hoặc lúc bụng đói, hoặc là nấu canh nhạt, ăn 1 bát nhỏ . Ăn 1 ngày 3 lần sáng, trưa , chiều. Một tuần là hết bệnh.

3. Bệnh ung thư thời kỳ mới phát,
bệnh nhân thường đau nhức nhiều, ăn ngủ không được.
- Nhai chậm chậm 10 lá ( nhớ là phải nhai sao cho có nước miếng ). Ăn lá xong, sau 20 phút là cơn đau giảm dần. Cứ như thế, một ngày 5 lần. Sau 3 tháng, hết ung thư .
***** Nếu ung thư đã lâu.cũng không nên bi quan, cứ nhai chậm 15 lá, một ngày 6 lần. Nhưng sáng sớm uống 1 ly nắm lá xay sinh tố, tối uống 1 ly nắm lá nấu chín ( một nắm lá bằng nắm tay bệnh nhân ). Nên nhớ là kiêng đạm động vật ( thịt heo, gà , bò.. ) vì những thức ăn nầy làm cho tế bào ung thư sinh sản mau chóng .Bạn có rất nhiều hy vọng, không dám nói là chữa lành ung thư , nhưng điều thấy trước mắt là bạn đở nhức nhối .Mong bạn kiên nhẫn , thực hiện xem sao, còn nước, còn tát mà.
(Ung thư là bệnh Trơì kêu ai, nấy dạ. Mong bạn đừng bi quan, cứ vừa ăn lá Hoàn Ngọc, vừa niệm A-DI-ĐÀ-PHẬT, rất nhiều hy vọng khỏi bệnh).


4. Chữa các bệnh u xơ phổi, tiền liệt tuyến :
- một nắm lá tươi xay sinh tố với 1 chén nước, uống trước bữa ăn. Mỗi ngày 3 lần, uống 1 tháng hết bệnh .


5 Các bệnh về gan :xơ gan củ trướng, viêm gan:
-
Ăn 10 lá tươi khi bụng còn đói. Một ngày 3 lần.
- Lá phơi khô xay bột, hòa với bột Tam Thất theo tỉ lệ 1/1, chính là thuốc trị xơ gan củ chướng đặc hiệu .Bệnh nhân uống trước bửa ăn 1 muổng cà phê , 1 ngày 3 lần. Bụng cảm thấy nhẹ và xẹp dần .Hai tháng hết hẳn .


6. Bệnh về thận:
viêm thận cấp, hoặc mãn, suy thận, các hiện tượng, đái đục, đái ra máu :Nhai 9 lá , 1 ngày 3 lần. Sau 1 tháng các triệu chứng trên giãm dần và ...hết bệnh .

7.Chữa viêm lóet :
- Ăn lá tươi khi bụng còn đói, nhất là buổi sáng, mỗi lần 7 lá, 3 lần buổi sáng, 2 lần buổi chiều. Chỉ cần ăn trong 2 tuần. Sau khi lành bệnh, tuyệt đối cấm uống rượu. Nếu uống rượu thì bệnh phát nặng hơn và không chữa bằng lá hoàn ngọc được !


8. Điều chỉnh huyết áp, ổn định thần kinh :
- Khi biến đổi huyết áp (cao hay thấp ), nhai chậm , rất chậm 9 lá ( cho nước miếng quyện vào lá. Ăn xong, nằm nhắm mắt nghỉ ngơi trong thời gian ngắn khoảng 15 phút thì huyết áp sẽ trở lại bình thường .


9. Chữa về chấn thương :
Các loại chấn thương, chảy máu, gảy, dập xương hay bắp thịt ...Lá hòan ngọc già có tác dụng cầm máu, khôi phục các mô cơ bị dập, viêm nhiễm .
- Tùy vết thương nặng, nhẹ, to, nhỏ...mà nhai lá đấp vào vết thương. Trước hết, cầm máu, sau thì đấp lá và băng lại. Khỏang 2, 3 giờ sau thì thay băng.


10.Khi cảm cúm :
có hiện tượng đau đầu, sốt, mệt mỏi, ngứa cổ ho khan :
- Ăn 8 lá, cứ cách 1 giờ ăn 8 lá, 3 lần như thế cơn sốt nhanh chóng hạ, hết đau đầu .Còn mệt ăn cháo cá hay cháo thịt nấu với lá hòan ngọc, hành, gừng, tiêu. Một ngày sau sẽ trở lại bình thường .
Theo nghiên cứu của Viện khoa học Hoa Kỳ năm 1981, lá Hòan Ngọc có đề kháng rất mạnh chống Virus cúm ở người, cũng như ở con gà, con vịt ( dân gian còn gọi là mắc dịch )


11. Khôi phục sức khỏe:
Khi mệt mỏi toàn thân vì lao động nhiều, hay bệnh mới hết, biếng ăn, khó ngủ :
- Sáng trước khi ăn điểm tâm, nhai 5 đến 7 lá. Tối trước khi đi ngủ nhai 5 đến 7 lá.Cứ như thế khỏang 1 tuần lễ thì rất khỏe.

PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG CÂY :
- Lúc đầu ta chỉ cần có 1 cây.
- Sau khi mọc nhánh được trên 3 đốt, ta cắt đốt thứ 3
- và cắm 1 đốt xuống đất .Nên che nắng và giữ độ ẩm .
- Sau 1 tuần, nếu ngọn không héo thì cây đã bén rễ.
***** Khi ngắt lá, tránh ngắt hết cuốn, cành sẽ chay (cứng) sẽ không ra lá nữa.Ta nên cắt từ đầu thân lá .

CHỐNG CHỈ ĐỊNH :CÂY HOÀN NGỌC KHÔNG CÓ CHỐNG CHỈ ĐỊNH :
Cây Hòan ngọc không độc, không đề kháng thuốc, sau khi phân chất gồm có :sterol, đường tự do, carotenoit, flovonoit, acit hửu cơ. Không có biểu hiện khác thường nào đối với người dùng .


CHÚ Ý :
1./ Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thế Trung cây Hòan ngọc đã được chữa trị trên lâm sàng ,các bệnh nhân ở bệnh viện 103 , thì hiệu quả rất đáng tin cậy . Quí vị phải tuân thủ theo hướng dẫn và liều lượng như trên .
2/ Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong chữa bệnh, nhất là phải nhai chậm cùng với lá hòan ngọc .
3/ Khi điều trị phụ nử đang cho con bú, không ảnh hưởng đến tuyến sửa.
4/ Các súc vật như chó, gà, chim bồ câu, và cả chuột rất thích lá cây nầy. Lợn ăn lá sẽ kích thích tiêu hóa và mau lớn.


KẾT LUẬN: Tôi là người đã có kinh nghiệm chữa trị bằng cây Hoàn Ngọc.Do đó, tôi xin phép cống hiến cái hay, cái lạ cho quý vị, góp phần làm từ thiện .Nếu không tin, xin quý vị thử dùng cho biết, không có hại gì cả.

Công dụng của cây hoàn ngọc QĐND - Cây hoàn ngọc (xem ảnh) còn có tên là cây con khỉ, họ Ô rô (Acantaceae). Trong tự nhiên, có hai loại là hoàn ngọc đỏ (Pseuderanthemum bracteatum) và cây hoàn ngọc trắng (Pseuderanthemum palatiferum).

tac-dung-chua-benh-cua-cay-hoan-ngoc-3

 Thứ nhất, cây hoàn ngọc đỏ (cây xuân hoa lá hoa), là cây bụi, cao từ 0,6 đến 1,5m, sống lâu năm. Lúc còn non, thân trơn nhẵn, màu hơi vàng hồng, lá đơn, nguyên, mọc đối, cuống lá dài, phiến lá hình mũi mác. Lá non có vị chát, hơi chua, thường được dùng ăn kèm với thịt, cá như một loại rau gia vị để giúp cho việc tiêu hóa tốt, tránh đầy bụng, sôi bụng, đau bụng.  Cây ra hoa vào tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, khi đó người dân cắt lấy phần trên mặt đất, gồm các cành non và lá, rửa sạch phơi khô. Khi dùng cần cắt ra từng đoạn 5 đến 7cm, liều 20 đến 40g/ngày sao vàng, sắc lấy nước uống để chữa bệnh: Đau bụng, quặn bụng, sôi bụng, đầy hơi, đi ngoài phân sống nát, trĩ, đi ngoài ra máu. Ngoài ra, lấy lá tươi, rửa sạch, giã nát đắp và băng chặt vào chỗ vết thương chảy máu có tác dụng cầm máu.

Thứ hai, cây hoàn ngọc trắng (cây xuân hoa), cũng thuộc loại cây bụi, phân nhiều cành, có chiều cao khoảng 1- 2m, lá mọc đối, hình mũi mác, đầu lá nhọn, thường xuyên xanh cả hai mặt. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành có màu trắng pha tím. Khi nhấm, lá có dịch nhầy nhớt. Vị thuốc là lá của cây hoàn ngọc trắng. Hoàn ngọc trắng cũng mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. Hoàn ngọc trắng cũng được dùng để trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa... Trên thực tế, hoàn ngọc trắng dùng trị viêm đại tràng thể nhiệt, tốt hơn như táo bón, đau bụng, trĩ xuất huyết. Có thể dùng lá tươi, rửa sạch, ăn sống hoặc sắc lấy nước uống, ngày 8 đến 10g.

Để trị viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, trĩ nội, có thể dùng hoàn ngọc trắng, ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 8 đến 10g. Dùng liền 2 tuần lễ. Ngoài ra có thể dùng trị các vết thương khi té ngã bị chảy máu, tụ máu, lở loét... Ngoài ra có thể lấy lá tươi, rửa sạch, giã dập, đắp bó vào nơi bị đau. 

Hoàn ngọc có phải "thuốc chữa bách bệnh"?

Hoàn ngọc gần như đã trở thành một thứ cây không thể thiếu trong những gia đình may mắn có một khoảng đất, dù là rất nhỏ. Không ít gia chủ còn giữ bên mình những tờ rơi trình bày có vẻ rất "khoa học" về công dụng và cách sử dụng của loại "thần dược" này. Nếu tin vào đó thì không có bệnh gì là không thể chữa khỏi. Thế nhưng, thực tế thì sao?

Lâu nay, tại TP HCM xuất hiện một tài liệu đề tên tác giả là một tiến sĩ, thiếu tướng, một thầy thuốc nổi tiếng ở Hà Nội và được quảng cáo là kinh nghiệm "đúc kết" sau điều trị cho bệnh nhân trong hơn 2 năm.

Chữa được vô số bệnh

Tài liệu liệt kê rất nhiều công dụng của hoàn ngọc:

- Chữa đi lỏng, lỵ, rối loạn tiêu hoá, táo bón, đau bụng không rõ nguyên nhân (ăn 7-9 lá, khoảng 2-3 lần/ngày cho đến khi khỏi).

- Nếu nghi đau ruột thừa, khi chưa kịp đi cấp cứu có thể ăn đến 15 lá trong phạm vi 2 giờ, cơn đau sẽ rút và tiếp tục đi cấp cứu.

- Điều trị chảy máu dạ dày và đường ruột, đái ra máu.

- Giảm đau trong ung thư gan, phổi, dạ dày… (ăn 2 lần/ngày, mỗi lần 3-7 lá, có thể dùng kéo dài được 6 tháng).

- Chữa khỏi khối u xơ ở phổi và tuyến tiền liệt, xơ gan cổ trướng, viêm gan, viêm thận cấp hoặc mạn, suy thận…

- Điều trị được chấn thương sọ não, va đập, gãy dập xương hay bắp thịt: Lá thuốc có tác dụng cầm máu, khôi phục các mô cơ bị dập (với vết thương kín cần nhai lá rồi đắp, với vết thương hở nên giã).

Tuy nhiên, tài liệu đã "cẩn thận" ghi rõ không phải khi nào có bệnh ăn lá cũng khỏi ngay, rằng phần lớn trường hợp bệnh đều khỏi nhưng cũng có khi không.

Gần đây, lại xuất hiện thêm một tài liệu khác, mang tựa đề "Cây thuốc kỳ diệu - cây hoàn ngọc hay nhật nguyệt", ghi rõ do một giáo sư đứng đầu một viện về y khoa viết từ năm 1995. Tài liệu này cũng khẳng định đây là một cây thuốc đa năng, cứu tinh trong nhiều trường hợp, với khả năng kỳ tài là "chỗ nào yếu điều trị chỗ ấy". Theo đó, hoàn ngọc chữa được cảm cúm, đau gan, viêm thận, tràn dịch màng phổi, đau mắt đỏ, mắt trắng. Người có huyết áp cao hoặc thấp ăn lá thuốc đều có hiệu quả, ổn định được thần kinh…!

Chưa thể kết luận

Theo lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM, Uỷ viên BCH Hội Đông y TP HCM, cần phân biệt 2 loại cây hoàn ngọc:

- Loại dùng trong chữa bệnh: Có lá hình xoan nhọn, ngắn, màu xanh nhạt, thân đứng, cao khoảng 0,5-1 m, có tên khoa học là Pseuderanthemum palatiferum (Nees), Radlk, thuộc họ ôrô (Acanthaceae).

- Loại hoàng ngọc lá dài, màu xanh đậm, thân bò, trên 1 m, không dùng chữa bệnh.

Tiến sĩ Trần Công Khánh cho biết, đã có nghiên cứu, sơ bộ xác định trong lá hoàn ngọc có chứa sterol, coumarin, đường khử, carotenoid và axit hữu cơ. Thuốc này được ghi nhận trong dân gian, nhưng mới sử dụng điều trị bệnh trong thời gian gần đây nên chưa được đúc kết kinh nghiệm, cần có thời gian và các phương pháp nghiên cứu khoa học kiểm chứng mới có thể đưa ra kết luận cụ thể. Riêng về tác dụng giảm đau của hoàn ngọc, ông khẳng định là chưa ghi nhận được bất cứ trường hợp lâm sàng nào.

Một số công dụng được ghi nhận

Ông Khánh cũng cho biết, trong thực tế, cây hoàn ngọc có công hiệu tốt đối với một số bệnh thuộc hệ tiêu hoá như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hoá, nhiễm khuẩn đường ruột, chữa đái buốt, đái ra máu, bị chấn thương.

Cách dùng:

- Rửa lá thật sạch, nhai với chút muối cho nhừ rồi nuốt. Có thể giã nát, hoà với nước để uống, hoặc lấy lá nấu canh nhạt để ăn.

- Liều lượng 2-8 lá/ngày, chia làm 2 lần, trước bữa ăn.

- Thời gian điều trị 7-20 ngày, tuỳ loại bệnh và mức độ của bệnh.

- Không nên sử dụng quá 10 lá vì có thể gây cảm giác khó chịu.

Như vậy, chúng ta nên thận trọng khi sử dụng loại lá thuốc này và đừng quá tin vào nó, khi có bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị kịp thời.

Với bệnh ung thư – cây hoàn ngọc đã được chứng minh 

-  Nhiều bạn đọc đã gọi điện thắc mắc, thực hư công dụng của cây hoàn ngọc với bệnh ung thư? Cây hoàn ngọc đã được nghiên cứu, chứng minh như thế nào? Để trả lời những câu hỏi của bạn đọc chúng tôi đã tham khảo ý kiến của các nhà khoa học và cập nhật những thông tin mới nhất về tác dụng phòng chống khối u của cây hoàn ngọc.

Năm 2007, các nhà khoa học Viện hóa học – Viện khoa học công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học từ rễ cây hoàn ngọc thu hái tại vườn trồng của DNTN trà hoàn ngọc 7 Nga Tây Ninh. Trong quá trình nghiên cứu, từ rễ cây Hoàn Ngọc (HN), đã phân lập được một số chất có khả năng kháng u thuộc lớp chất tritecpen là lupeol, betulin và lupenone. Có hàm lượng lớn nhất là 2 chất lupeol và betulin. Đây là 2 chất tritecpen có phổ hoạt tính sinh học rộng, đã có rất nhiều công trình khoa học trên thế giới công bố về hoạt tính sinh học của các chất này.

tac-dung-chua-benh-cua-cay-hoan-ngoc-4
Cây hoàn ngọc

Hai thành phần chính của rễ cây cũng đã bước đầu được nghiên cứu về hoạt tính gây độc tế bào đối với ba dòng tế bào ung thư vú MCF-7, ung thư gan Hep-G2 và ung thư biểu mô KB. Betulin có hoạt tính trên cả ba dòng tế bào được thử MCF-7 (IC50 6,65 µg/ml), Hep-G2 (IC50 32 µg/ml) và KB (IC50 26 µg/ml), còn lupeol có tác dụng đối với dòng tế bào ung thư vú MFC-7 với IC50 là 18,29 µg/ml.

Tính đến năm 2009, đã có trên 50 công trình công bố về hoạt tính phòng chống và chữa bệnh của lupeol và betulin.

Trên cơ sở các kết quả đã nghiên cứu về thành phần hóa học của rễ cây HN, trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ tạo chế phẩm hỗ trợ phòng chống khối u từ cây hoàn ngọc” của  TS. Nguyễn Thị Minh Hằng và các cộng sự Viện Hóa sinh biển – Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam đã xây dựng một quy trình chiết xuất được chế phẩm. Trong đó có tổng hàm lượng lupeol và betulin lớn hơn 80% và đã thử khả năng kháng u của chế phẩm này cùng một số chế phẩm khác từ cây HN.

Theo đề tài này, sản phẩm tổng tritecpen chiết xuất từ cây hoàn ngọc (Tritecpen-HN) đã được nghiên cứu độc tính cấp, độc tính bán trường diễn và khả năng kháng u. Kết quả cho thấy Tritecpen-HN không gây độc cấp tính trên chuột thực nghiệm (theo tiêu chuẩn của tổ chức OECD). Ở mức liều trung bình và thấp là nhỏ hơn hoặc bằng 500 mg/kgP/ngày, Tritecpen-HN không gây độc bán trường diễn trong khoảng thời gian nghiên cứu 30 ngày, không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu huyết học và một số enzyme chức năng gan, thận là SGPT, SGOT và Creatinin.

Tritecpen-HN có khả năng kéo dài tuổi thọ cho chuột bị u thực nghiệm ở mức liều trung bình. Tritecpen-HN có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trong các khối u thực nghiệm trên mô hình chuột bị gây ung thư in vivo, cụ thể như sau: Tritecpen-HN liều 500 mg/kgP/ngày có khả năng ức chế 19,99% sự phát triển của các tế bào ung thư so với đối chứng. Tritecpen-HN liều 1000 mg/kgP/ngày có khả năng ức chế 63,85% sự phát triển của các tế bào ung thư so với lô đối chứng.

tac-dung-chua-benh-cua-cay-hoan-ngoc-5
Chuột bị gây u bằng dòng tế bào LLC.

Về khả năng kháng u của cao dịch chiết nước từ rễ cây HN. Kết quả cho thấy với liều 3000 mg/kgP/ngày cao dịch chiết nước có khả năng ức chế 19,82 % sự phát triển của các tế bào ung thư so với đối chứng. Cao dịch chiết nước từ rễ cây HN liều 5000 mg/kgP/ngày có khả năng ức chế 37,03% và liều 7000 mg/kgP/ngày có khả năng ức chế 60,68% sự phát triển của các tế bào ung thư so với lô đối chứng . 

tac-dung-chua-benh-cua-cay-hoan-ngoc-6

Khối lượng u nhỏ dần theo liều tiêm của dịch chiết từ cây hoàn ngọc.

Ngoài ra các nhà khoa học đã nghiên cứu độc tính cấp và khả năng kháng u của cao chiết etanol 96% của sản phẩm Trà vàng - Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh đang được lưu hành trên thị trường. Kết quả thử độc tính cấp đã xác định được giá trị liều LD50 trong khoảng (8,35 ± 0,67) g cao đặc/kg chuột. Kết quả nghiên cứu khả năng kháng u của sản phẩm này cho thấy cao chiết etanol trà vàng HN với liều 1000 mg/kgP/ngày có khả năng ức chế 8,37%, liều 2000 mg/kgP/ngày có khả năng ức chế 15,02% và liều 3000 mg/kgP/ngày có khả năng ức chế 50,16% sự phát triển của các tế bào ung thư so với lô đối chứng.

Bà Bùi Kim Nga – chủ DNTN Trà Hoàn Ngọc cho biết: Đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ tạo chế phẩm hỗ trợ phòng chống khối u từ cây hoàn ngọc” là đề tài cấp nhà nước. Theo các kết quả thu được, DN đã được chương trình Hóa Dược phê duyệt và đầu tư dự án sản xuất thử nghiệm 2 sản phẩm dưới dạng viên nang và sẽ ra mắt người tiêu dùng trong cuối năm nay.

Qua một số bài báo đã đăng tải trên báo Khoa học và Đời sống (số 60 phát hành ngày 19/05/2012, số 66 phát hành ngày 2/06/2012 và một số bài báo khác) có đề cập đến một số nhân vật có hoàn cảnh khó khăn mắc bệnh hiểm nghèo như:

Anh Nguyễn Hồng Ninh (Khu phố 1, phường Bình Đa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, ĐT: 01644870239) bị ung thư hạch giai đoạn cuối, viêm gan B.

Chị Trần Thị Nghi (sinh năm 1958, trú tại Tổ 8, khu phố 5, phường Phước Trung, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ĐT: 0944153289)  bị ung thư tử cung…

Những bệnh nhân này sau nhiều tháng khăn gói vào bệnh viện tá túc, “vái tứ phương” tìm  thầy tìm thuốc nhưng bệnh tình không khỏi mà còn có chiều hướng trầm trọng hơn. Họ đã may mắn “gặp” được trà Hoàn ngọc 7 Nga Tây Ninh, đã thoát được “lưỡi hái tử thần”. 

 Cây hoàn ngọc và công dụng trị bệnh đường ruột

Cây hoàn ngọc còn có tên là cây con khỉ, họ Ô rô (Acantaceae). Có 2 loại là hoàn ngọc đỏ (Pseuderanthemum bracteatum) và cây hoàn ngọc trắng (Pseuderanthemum palatiferum).

Cây hoàn ngọc đỏ
Cây hoàn ngọc đỏ còn có tên cây xuân hoa lá hoa, là cây bụi, cao từ 0,6 - 1,5m, sống nhiều năm. Khi còn non, thân trơn nhẵn, mầu hơi vàng hồng, lá đơn, nguyên, mọc đối, cuống lá dài, phiến lá hình mũi mác. Những lá non, ở ngọn có mầu nâu hoặc hơi vàng đỏ, phủ một lớp lông rất mịn. Lá già màu xanh, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt. Cụm hoa dạng bông, mọc ở kẽ lá hay đầu cành, tràng hình ống, mau tím nhạt. Cây mọc phổ biến ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng: Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương... Lá non nhấm có vị chát se, hơi chua, thường được dùng ăn kèm với thịt, cá  như một loại rau gia vị để giúp cho việc tiêu hóa tốt, tránh đầy bụng, sôi bụng, đau bụng.

Khi cây bắt đầu ra hoa vào tháng 12 đến  tháng 2 năm sau, người ta cắt lấy phần trên mặt đất, gồm các cành non và lá, rửa sạch phơi khô. Khi dùng cần cắt ra từng đoạn 5 - 7cm,  sao vàng.

Hoàn ngọc đỏ có thể dùng để trị các bệnh viêm ruột cấp mạn tính, thuộc thể hàn: đau bụng, quặn bụng, sôi bụng, đầy hơi, đi ngoài phân sống nát, trĩ, đi ngoài ra máu. Ngoài ra còn có tác dụng cầm máu vết thương, lấy lá tươi, rửa sạch, giã nát đắp và băng chặt vào chỗ vết thương chảy máu. Song song có thể dùng lá tươi giã nát vắt lấy nước uống, hoặc sắc lá khô để uống khi bị chảy máu. Có thể dùng riêng hoàn ngọc đỏ với liều 20 - 40g/ngày, sắc uống trị các bệnh đường ruột nói trên. Hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác, như hoàn ngọc đỏ 16g, nam mộc hương 12g, hậu phác 12g, trần bì 10g, thương truật 10g, sắc uống, ngày  một thang. Uống liền 3 tuần lễ.

Cây hoàn ngọc trắng
Cây hoàn ngọc trắng còn gọi là cây xuân hoa, cũng thuộc loại cây bụi, phân nhiều cành, có chiều cao khoảng 1- 2m, lá mọc đối, hình mũi mác, đầu lá nhọn,  thường xuyên xanh cả hai mặt. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành có mầu trắng pha tím. Khi nhấm, lá có dịch nhầy nhớt. Vị thuốc là lá của cây hoàn ngọc trắng. Hoàn ngọc trắng cũng mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. Hoàn ngọc trắng cũng được dùng để trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa... Trên thực tế, hoàn ngọc trắng dùng trị viêm đại tràng thể nhiệt, tốt hơn như táo bón, đau bụng, trĩ xuất huyết. Có thể dùng lá tươi, rửa sạch, ăn sống hoặc sắc lấy nước uống, ngày 8-10g.

Để trị viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, trĩ nội, có thể dùng hoàn ngọc trắng, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8 - 10g. Dùng liền 2 tuần lễ.

Ngoài ra có thể dùng trị các vết thương khi té ngã bị chảy máu, tụ máu, lở loét... Lấy lá tươi, rửa sạch, giã dập, đắp bó vào nơi bị đau.

(st)

Comments