Tác dụng chữa bệnh của cây nhót
(Giúp bạn)
Nhót là thứ quả rất quen thuộc với người dân nước ta, nhất là ở các vùng quê. Thông thường, người ta chỉ trồng Nhót để lấy quả hoặc nấu canh chua. Trên thực tế, một số ông lang nước ta hay dùng lá Nhót để chữa ho thay cho Tỳ bà diệp của Trung dược. Trong dân gian, một số nơi còn dùng quả Nhót để chữa lỵ và ỉa chảy, dùng lá Nhót để chữa lỵ và cảm sốt. Khách quan mà nói, ở Trung Quốc, cây Nhót được sử dụng làm thuốc có phần toàn diện hơn.
Còn có tên cây lót, hồi đồi tử.
Tên khoa học Elaeagnuas latifolia L.
Thuộc họ Nhót Eleaeagnceae.
Mô tả: cây nhỡ cành dài mềm có khi có gai, lá hình bầu dục mọc so le nguyên, mặt trên màu xanh có lấm chấm những lông nhỏ hình sao trông mắt thường như hạt bụi, mặt dưới trắng bạc bóng đầy lông mịn hình sao. Hoa không tràng, chỉ có 4 lá đài, nhị 4. Quả nhót hình bầu dục, khi chín có màu đỏ tươi, trên phủ rất nhiều lông trắng hình sao, vị chua.
Phân bố: nhót thường được nhân dân trồng lấy quả để ăn và nấu canh, làm thuốc người ta dùng lá, rễ và quả, dùng tươi hay phơi khô.
Công dụng và liều dùng: ngoài công dụng để ăn quả, người ta còn dùng các bộ phận khác của cây nhót như sau:
Lá nhót dùng tươi hay sấy khô chữa lỵ, cảm sốt, hen xuyễn, nhiều đờm với liều 6 -10g mỗi ngày, dưới dạng bột hay thuốc sắc.
Quả nhót chữa lỵ, ỉa chảy, nhân có tác dụng sát trùng, trị giun sán.
Rễ nhót nấu nước tắm chữa mụn nhọt, không kể liều lượng
Trong Trung dược, Nhót có tên là “Hồ đồi”. Theo Trung y:
Kết quả thử nghiệm lâm sàng tại một số bệnh viện ở Trung Quốc những năm gần đây cho thấy: Dùng lá Nhót sao vàng tán mịn, ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối, mỗi lần 4g, dùng nước cơm nóng chiêu thuốc, liên tục trong 15 ngày (một liệu trình), trường hợp cần thiết có thể phải điều trị nhiều liệu trình. Có thể dùng lá Nhót tươi 1 lạng, sắc nước, chia 3 lần uống trong ngày, liên tục trong 4 ngày.
* Rễ cây Nhót: (thường đào vào tháng 9 - 10, phơi khô dùng dần): Vị chua, tính bình. Có tác dụng chỉ khái, chỉ huyết, trừ phong thấp, tiêu tích trệ, lợi yết hầu. Dùng chữa các chứng bệnh ho suyễn, thổ huyết, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, phong thấp khớp xương đau nhức, hoàng đản, tả lỵ, trẻ nhỏ cam tích, yết hầu sưng đau… Liều dùng: 9 - 15g khô (30 - 60g tươi) sắc với nước hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài: sắc với nước để rửa.
- Chữa các chứng ho nói chung: Lá Nhót tươi 30g, sắc với nước, thêm chút đường và uống.
- Lao phổi ho ra máu: Lá Nhót tươi 24g, đường 15g; dùng nước sôi hãm như nước trà; ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
- Nhọt độc phát ở sau lưng (hậu bối), các vết thương chảy máu: Lá Nhót tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh.
- Bị ong đốt, rắn cắn: Lá Nhót tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt với rượu uống, còn bã đem đắp vào chỗ bị bệnh.
- Thổ huyết, đau họng khó nuốt: Rễ cây Nhót 30g sắc với nước uống (Trung thảo dược thủ sách).
- Phong hàn phế suyễn (phát cơn suyễn do bị nhiễm lạnh): Rễ cây Nhót 30g, đường đỏ 15g, sắc nước uống sau bữa ăn cơm.
- Nôn ra máu, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều: Rễ cây Nhót 30 - 60g, sắc nước uống sau bữa ăn cơm.
- Phong thấp đau nhức: Rễ cây Nhót 120g, Hoàng tửu 60g, chân giò 500g, đổ nước vào nấu kỹ, thành món chân giò hầm; ăn thịt và uống nước thuốc.
- Hoàng đản (vàng da): Rễ cây Nhót 15 - 18g, sắc nước uống
- Phụ nữ sau khi đẻ đau bụng, ỉa chảy ra toàn nước trong kèm theo đồ ăn không tiêu hoá (hạ lị): Dùng rễ cây Nhót 60g, đường đỏ 30g, sắc nước uống.
- Sản hậu phù thũng: Rễ cây Nhót, ích mẫu thảo, mỗi thứ 12g, sắc nước, thêm chút đường đỏ vào uống.
- Thấp chẩn (eczema): Rễ cây Nhót một nắm (vùng da bị bệnh rộng thì tăng thêm), sắc nước rửa chỗ bị bệnh.
Tác dụng chữa bệnh của cây nhót
Cây nhót (Elaegagnus latifolia L.) thuộc họ nhót (Elaeagnaceae), tên khác là hồ đồi tử, người Tày gọi là lót, bất xá.
Nhiều bộ phận của cây nhót được dùng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian như lá (chủ yếu), quả, rễ, cả cây tầm gửi sống ký sinh trên cây.
Nhân dân ở một số nơi thường lấy lá nhót tươi 20-30g hoặc lá phơi khô 6-12g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày để chữa kiết lỵ do trực khuẩn và hội chứng tiêu chảy. Có thể dùng dưới dạng thuốc bột hoặc nấu cao làm viên. Kinh nghiệm này đã được các nhà khoa học trong nước kiểm chứng thấy chế phẩm lá nhót có tác dụng kháng khuẩn làm ức chế mạnh sự phát triển của các chủng Shigella shigae, S.flexneri, S. sonnei và S. dysenteriae týp 3. Tác dụng này chính là do thành phần tanin có trong lá nhót với hàm lượng cao cùng với saponin và polyphenol. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng hạn chế quá trình viêm cấp và mạn tính. Dùng riêng hoặc phối hợp lá nhót với vỏ cây chân danh (đỗ trọng nam) với liều lượng bằng nhau. Cùng với tác dụng trên, lá nhót và rau sam, nhọ nồi, cỏ sữa lá to, búp ổi (mỗi thứ 10g) phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn hoặc làm thành viên. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 15g.
Để chữa hen suyễn, có thể dùng những phương thuốc có lá nhót sau đây:
- Lá nhót tươi 50g, rửa sạch, giã nát, thêm ít nước, gạn uống với 4g bột mai ba ba đốt tồn tính (Nam dược thần hiệu).
- Lá nhót phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 6-12g với nước cơm.
- Lá nhót 30g phơi khô, lá bông bông 20g. Lá nhót phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Lá bông bông làm sạch lông nhiều lần bằng cách lấy bàn chải cứng đánh nhẹ lên hai mặt lá trên một cái săng đặt trong chậu nước hoặc hơ lá qua lại trên lửa cho cháy hết lông, thái nhỏ, phơi tái, tẩm mật, sao khô, hoặc tẩm nước gừng, sao vàng, hạ thổ, rồi tán bột mịn. Trộn đều hai bột, sắc với nước, thêm đường, uống 2-3 lần trong ngày. Nên uống xa bữa ăn. Nước sắc có vị đắng và tanh, uống vào có thể thấy mỏi chân tay, đau mình mẩy, tiêu lỏng, nhưng ở mức độ nhẹ và hiếm gặp.
Quả nhót cũng có tác dụng như lá nhót. Ngày dùng 5-7 quả xanh, phơi khô, thái nhỏ, rồi sắc uống.
Rễ nhót có tác dụng chữa thổ huyết, đau họng, khó nuốt, với liều dùng 30g một ngày, sắc uống. Dùng ngoài, rễ nhót phơi khô, thái nhỏ, nấu nước tắm rửa chữa mụn nhọt, ghẻ lở.
Tầm gửi sống ký sinh trên cây nhót cũng được dùng với tác dụng làm săn, chữa tiêu chảy dưới dạng thuốc sắc với liều lượng như lá nhót.
Lá nhót sao vàng, sắc nước uống chữa tiêu chảy. Bột lá nhót khô hòa nước cơm có thể chữa hen suyễn. Nhót có tên khác là cây lót, bất xá, hồ đồ tử.
Quả nhót (Ảnh: ND) |
Cây được trồng khá phổ biến ở nhiều nơi, nhất là trong vườn gia đình để lấy quả ăn tươi hoặc nấu canh chua.
Kinh nghiệm dân gian dùng lá nhót làm thuốc chữa lỵ trực khuẩn, tiêu chảy. Thuốc làm ức chế mạnh sự phát triển của các chủng Shigella shiga và Shigella dysentenae. Tác dụng làm săn, sát khuẩn chính là do thành phần tanin có trong lá với tỷ lệ cao. Dùng lá tươi (20-30g) hoặc lá khô (6-12g), thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Có thể dùng dưới dạng thuốc bột. Dùng riêng hoặc phối hợp với vỏ cây chân danh (đỗ trọng nam) với liều lượng bằng nhau.
Lá nhót phơi khô giòn, tán bột, hòa với nước cơm uống chữa hen suyễn lâu năm.
Quả nhót cũng có tác dụng như lá. Ngày dùng 5-7 quả phơi khô, thái nhỏ, sắc uống.
Rễ nhót phơi khô, thái nhỏ, nấu nước tắm chữa mụn nhọt, ghẻ lở
Lá nhót chữa bệnh đường hô hấp
Cây nhót, cây còn có tên: Co lót (dân tộc thái); trong Đông y gọi là "hồ đồi tử", "bồ đồi tử", "lô đô tử", "thanh minh tử"...
Ngoài tác dụng dùng quả để ăn, toàn bộ các bộ phận của cây nhót đều có thể sử dụng làm thuốc. Theo đông y:
- Quả nhót có vị chua chát; tính bình. Có tác dụng thu liễm chỉ huyết (chống chảy máu), chỉ khái bình suyễn. Dùng chữa rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ, ho suyễn, băng huyết, sán khí, trĩ lở loét...
- Rễ cây nhót thường đào vào tháng 9 - 10, phơi khô dùng dần, có vị chua, tính bình. Có tác dụng chống ho, cầm máu, trừ phong, lợi thấp, tiêu tích trệ, lợi yết hầu. Dùng chữa các chứng bệnh ho suyễn, thổ huyết, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, phong thấp khớp xương đau nhức, hoàng đản tả lị, trẻ nhỏ cam tích, yết hầu sưng đau.
- Lá nhót có vị chua; tính bình. Dùng chữa các chứng ho, hen, ho ra máu, khó thở, ung nhọt. Đặc biệt theo sách " Bản thảo cương mục" của nhà dược học lý Thời Trần: Dùng lá nhót chữa hen suyễn, ngay cả đối với người bệnh nặng cũng có kết quả tốt. Sách đề cập tới trường hợp một người mắc bệnh đã 30 năm, uống lá nhót bỗng nhiên khỏi bệnh.
+ Chữa các chứng ho: Lá nhót tươi 30 g, sắc với nước, thêm chút đường vào uống trong ngày.
+ Ho ra máu do lao phổi: Lá nhót tươi 24g, đường 15g; dùng nước sôi hãm như hãm trà; ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
+ Hen phế quản; Viêm khí quản mạn tính: Lá nhót, tỳ bà diệp, mỗi thứ 15g, sắc nước uống, hoặc dùng lá nhót sao vàng tán mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 - 6g, có thể trộn thêm chút đường hoặc mật ong, chiêu thuốc bằng nước sôi.
+ Chữa hen suyễn: (1) Dùng lá nhót sao vàng, tán mịn, ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối, mỗi lần 4g, dùng nước cơm nóng chiêu thuốc; liên tục trong 15 ngày (một liệu trình); trường hợp cần thiết có thể điều trị nhiều liệu trình.
(2) hoặc dùng lá nhót tươi 1 lạng, sắc nước, chia 3 lần uống trong ngày, liên tục trong 10 - 15 ngày.
+ Chữa hen suyễn, khạc nhổ ra máu: Lá nhót khô 30g (tươi 50 - 60g), lá bồng bồng tươi 5 lá - lau sạch lông, thái nhỏ, tất cả đem sắc nước uống.
Cây nhót chữa kiết lỵ, hen suyễn
Cây nhót (Elaegagnus latifolia L.) thuộc họ nhót (Elaeagnaceae), tên khác là hồ đồi tử.
Theo Tây y, chế phẩm lá nhót có tác dụng kháng khuẩn làm ức chế mạnh sự phát triển của các chủng Shigella shigae, S.flexneri, S. sonnei và S.dysenteriae type 3.
Dưới đây là một số bài thuốc từ nhót:
Chữa kiết lỵ: Lá nhót tươi 50g, rửa sạch, giã nát, thêm ít nước, gạn uống với 4g bột mai ba ba đốt tồn tính.
Chữa tiêu chảy: Lá nhót phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 6 - 12g với nước cơm.
Hoặc: Lá nhót 30g phơi khô, lá bông bông 20g. Lá nhót phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Lá bông bông làm sạch lông nhiều lần bằng cách lấy bàn chải cứng đánh nhẹ lên 2 mặt lá đặt trong chậu nước. Hoặc hơ lá qua lại trên lửa cho cháy hết lông, thái nhỏ, phơi tái, tẩm mật, sao khô, hoặc tẩm nước gừng, sao vàng, hạ thổ, rồi tán bột mịn. Trộn đều 2 bột, sắc với nước, thêm đường, uống 2 - 3 lần trong ngày. Nên uống xa bữa ăn.
Chữa thổ huyết, đau họng, khó nuốt: Rễ nhót 30g, sắc uống trong ngày.
Chữa mụn nhọt, ghẻ lở: Rễ nhót phơi khô, thái nhỏ, nấu nước tắm rửa.
Chú ý: Quả nhót cũng có tác dụng như lá nhót. Ngày dùng 5 - 7 quả xanh, phơi khô, thái nhỏ, rồi sắc uống.