Tác dụng chữa bệnh của cây thìa canh
(Giúp bạn)
Trong vài thập niên gần đây, cùng với sự phát triển của đời sống, số người mắc bệnh tiểu đường gia tăng nhanh chóng, thực sự trở thành mối lo ngại đối với sức khỏe.
Theo điều tra xã hội học toàn quốc năm 2002, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của người từ 30 tuổi đến 64 tuổi của Việt Nam là 2,7% (gần 2 triệu người). Riêng khu vực thành thị, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường là 4,4%, trong đó tỷ lệ bệnh nhân chưa chẩn đoán bệnh và điều trị là 64,6%.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, 44% người bệnh tiểu đường ở nước ta bị biến chứng thần kinh, 71% biến chứng về thận, 8% bị biến chứng về mắt, ngoài ra còn các biến chứng về tim mạch, khớp… Các biến chứng này thường tạo nên các di chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tàn phế suốt đời hoặc tử vong.
Dây thìa canh - cây thuốc quý
Dây thìa canh, có tên khoa học là gymnema sylvestre, 1 loại cây dây leo, thân gỗ, được sử dụng tại Ấn Độ, Trung Quốc hơn 2000 năm nay để trị bệnh tiểu đường, nó còn có tên Gurmar, có nghĩa là kẻ huỷ diệt đường.
Dây thìa canh được biết đến và sử dụng rộng rãi tại nhiều nước như Ấn Độ với tên Diabeticin, ở Mỹ là tên Sugarest, tại Singapore nó có tên Glucos care, và cả ở Nhật Bản, Trung Quốc, Úc…
Hoạt chất chính trong Dây thìa canh là gymnemic acid, với cơ chế tác dụng của đã được xác định là tăng tiết insulin của tuyến tuỵ, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột, làm tăng hoạt tính của men hấp thu và sử dụng đường, giảm cholesterol và lipid máu.
Đến nay đã có khoảng 70 nghiên cứu về Dây thìa canh trên thế giới, bao gồm cả nghiên cứu trên động vật và người, các nghiên cứu đã cho thấy tác dụng giảm đường huyết rất rõ rệt của Dây thìa canh.
Dây thìa canh tại Việt Nam
Tại Việt Nam, từ năm 2006 các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Dược Hà Nội do tiến sĩ Trần Văn Ơn, phụ trách bộ môn Thực vật chủ trì đã lần đầu tiên điều tra phát hiện Dây thìa canh tại 1 số tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam.
Thìa canh trị tiểu đường hạ mỡ máu
|
|
|
Để cùng tham khảo, dưới đây xin giới thiệu đôi điều về cây Thìa canh với nhiều thông tin có giá trị trong việc trị liệu chứng tiểu đường và làm giảm lượng cholesterol chống bệnh béo phì. Sau đây là nội dung cụ thể. Thìa canh, có danh pháp khoa học là Gymnema Sylvestre, G.Melicida thuộc họ Thiên lý (Asclepiadacea). Là loại cây dây leo, thân gỗ thường gặp ở Phi châu, Ấn Độ, Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam. Tại Ấn Độ và Trung Quốc người ta đã sử dụng cây Thìa canh để trị bệnh nước ngọt như mật (Madhumeha) trên 2000 năm. Khi nhai lá cây Thìa canh làm vị giác mất khả năng nhận biết được vị ngọt nên còn gọi là Guma hay chất hủy diệt đường. Ở Ấn Độ gọi cây Thìa canh là Diabeticin, tên Sugarest (Mỹ), Gymnema (Nhật Bản), Glucoscare (Singapore)...
|
Dây Thìa Canh dành cho người tiểu đường |
|
| |
| |
| |
Đái tháo đường đã trở thành một căn bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Số người mắc bệnh này đã không ngừng tăng lên ở Việt Nam từ năm 2002 là 2.7% đến 2008 là 5%. Đái tháo đường là một căn bệnh mãn tính, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, điều trị tốn kém và đang bùng phát như một đại dịch trên khắp toàn cầu. Khoa học hiện đại chưa tìm ra liệu pháp trị liệu dứt điểm cho bệnh này, chủ yếu là nhằm kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cây Dây Thìa Canh có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh đái tháo đường. Đây hứa hẹn là một liệu pháp trị liệu an toàn, đem lại hiệu quả tốt và giảm bớt chi phí chữa trị cho người bệnh.
Dây Thìa Canh cho kết quả tốt trong điều trị đái tháo đường Cây Dây Thìa Canh hay còn gọi là Dây Muối, Lõa Ti Rừng. Dây leo cao, nhựa mủ màu vàng. Thân có lóng dài. Lá có phiến bầu dục, hoa nhỏ, màu vàng. Thường phân bố ở miền Bắc Việt Nam từ Hải Hưng, Hải Phòng, Hà Bắc, Ninh Bình tới Thanh Hoá. Thành phần có hoạt tính sinh học chính của Dây Thìa Canh là acid gymnemic. Hơn 20 đồng đẳng của acid gymnemic đã được tìm thấy trong lá cây Dây Thìa Canh. Acid gymnemic cũng giống như hợp chất ziziphin và hodulcine là hợp chất kháng ngọt có tác dụng làm giảm vị ngọt của đường khi đặt trong miệng. Do đó, những hoạt chất này được sử dụng để chống lại cơn thèm ăn. Thử nghiệm này được tiến hành năm 2003 bởi Christian H. Lemon thuộc khoa Dược trường đại học Tennessee, Nhật, khi quan sát trên chuột. Ngoài ra, acid gymnemic còn có tác dụng ức chế hấp thu glucose ở ruột. Acid gymnemic có khả năng kháng ngọt hầu hết các chất làm ngọt bao gồm cả chất làm ngọt nhân tạo như aspartame và các chất làm ngọt tự nhiên như thaumatin. Năm 2005, một nghiên cứu của Đại học King, London, Vương quốc Anh, cho thấy rằng, chiết xuất hòa tan trong nước của Dây Thìa Canh có tác dụng tăng tiết insulin ở chuột và tế bào – β của người (ở nồng độ 0,125 mg/ml ) mà không ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của tế bào. Từ đó, cho thấy rằng các chất chiết xuất có nguồn gốc từ Dây Thìa Canh có tác dụng kích thích tiết insulin ở những người bị bệnh tiểu đường type 2. Nghiên cứu tổng hợp của trường Y Harvard với 108 thử nghiệm lâm sàng kiểm tra tác dụng của 36 loại thảo mộc trong đó có Dây Thìa Canh và 9 vitamin/khoáng chất bổ sung, tiến hành trên 4.565 bệnh nhân với bệnh tiểu đường hoặc suy giảm hấp thụ glucose. Kết quả cho thấy, Dây Thìa Canh có tác dụng kiểm soát đường huyết với rất ít phản ứng bất lợi. Trong một số nghiên cứu, các nhà nghiên cứu ở Ấn Độ đã so sánh điều trị của bệnh nhân tiểu đường bằng Dây Thìa Canh với bệnh nhân được điều trị tiêu chuẩn bằng thuốc glibenclamide. Kết luận cho rằng, hiệu quả trị đái tháo đường của Dây Thìa Canh tốt hơn so với của glibenclamide. Hiện nay, Dây Thìa Canh đã được dùng để chữa bệnh đái tháo đường bào chế dưới dạng viên nang, dạng bột hoặc có thể hãm lấy nước uống. Tuy nhiên, việc sử dụng Dây Thìa Canh có thể gây ra một số tác dụng phụ như ăn không ngon, tiêu chảy... Do đó, bệnh nhân cần liên hệ và tham khảo ý kiến các bác sĩ, chuyên gia về liệu lượng cũng như cách thức sử dụng để đảm bảo an toàn cho cơ thể trước khi dùng |
Cây thìa canh chữa bệnh
Ngành y khoa Ayurvedic Ấn Độ còn ghi nhận cây thìa canh (Gymnema sylvestre, thuộc họ Thiên lý - Asclepiadaceae) có tác dụng hạ đường huyết. Có khoảng 70 nghiên cứu về tính chất hạ đường huyết và giảm mỡ của cây thià canh và cây này được bán dưới dạng health food tại Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Cây này có ở vùng bắc VN và có tên trong sách ”Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của Võ Văn Chi. Đây là loại dây leo, thân gỗ, thường gặp ở Phi châu, Ấn Độ. Lá cây thìa canh được dùng ở Ấn Độ từ 2.000 năm nay để trị bệnh “nước tiểu ngọt” như mật (madhu meha). Nhai lá làm vị giác mất khả năng nhận biết được vị ngọt nên có tên là “gurma” hay chất hủy diệt đường.
Thành phần hóa học
Chất chính của cây có tác dụng làm giảm đường là gymnemic acid, conduritol. Ngoài ra còn có 2 résin (một tan trong rượu), saponin, stigmasterol, quercitol, các dẫn xuất acid amin bétain, choline và trimethylamine.
Gymnemic acid là những saponin với cấu trúc triterpenoid, có trên 10 loại và những chất liên hệ được cô lập. Mỗi gymnemic acid trong lá chiếm khoảng 0,05% – 0,12%. Vì thường khó tách rời từng gymnemic acid nên người ta thường nghiên cứu chung cho toàn thể gymnemic acid.
Cơ chế tác dụng
Cây thìa canh tác dụng với cơ chế kép: nghiên cứu trên động vật bị gây tiểu đường bằng beryllium nitrate và streptozotocin làm tăng gấp đôi lượng tế bào béta tụy tạng và làm đường huyết bình thường trở lại.
G. sylvestre tăng hoạt enzym giúp tế bào thu nhận và sử dụng đường, ức chế sử dụng glucoz ở ngoại vi dưới tác dụng của somatotropin và corticotropin. Cao thià canh còn ngăn đường tăng cao do epinephrine.
Tế bào vị giác có cấu trúc giống tế bào hấp thụ đường, còn gymnemic acid gồm những phân tử sắp xếp giống phân tử đường glucoz trám đầy các các vị trí thụ thể trong tế bào vị giác từ 1-2 giờ, làm các tế bào này không bị khích động bởi đường trong thức ăn và không hấp thụ đường trong ruột.
Dược tính
Cây có tính kích thích dạ dày, làm se da, lợi tiểu, bổ dưỡng và giảm đường trong máu ở thú vật cũng như ở người, làm mất vị giác đắng và ngọt (kể cả aspartam) nhưng không ảnh hưởng đến vị giác chua, chát, cay. Tác dụng này có lẽ do ức chế thần kinh hơn là tương tác hoá học. Tác dụng này quá đặc biệt với vị ngọt cho nên các vị ngọt khác nhau của đường, acid amin và các chất ngọt hoá học đều mất.
Cần nhiều giờ mới phục hồi được vị giác nhưng kháng thể chống gurmarin trong huyết thanh có thể rút ngắn thời gian này. mặt khác, tiêm mạch gurmarin không làm mất vị giác ngọt. Do đó, người ta nghĩ gurmarin tác dụng trên đỉnh của tế bào vị giác và có lẽ đã bám lên thụ thể protein của vị giác ngọt.
Tính hạ đường huyết
Một nghiên cứu so sánh cao thìa canh (100mg/kg/ngày) với tolbutamide (5mg/kg/ngày) trên chuột lớn (cho uống trong 1 tháng), kết quả cho thấy cây thià canh hạ đường huyết tương đương với tolbutamid. Chưa biết rõ mức độ an toàn nếu dùng lâu dài. Cần nghiên cứu thêm.
Thí nghiệm trên 22 bệnh nhân tiểu đường loại II: cho uống cao thìa canh 400mg/ ngày, từ 18-20 tháng cùng với thuốc trị tiểu đường. Nhóm này giảm đường và hemoglobin A1C đáng kể và tăng lượng insulin tiết ra từ tụy tạng. Lượng thuốc uống trị tiểu đường cũng giảm và 5 người có thể bỏ thuốc hoàn toàn.
Tác dụng giảm mỡ và cholesterol trong máu
Nghiên cứu cho chuột uống dịch chiết cao lá thìa canh (GSE), chất kết tủa từ dịch chiết ở môi trường acid (GSA) và phân tách cột (GSF) của gymnemagenin nhưng không cho chuột uống nước tự do rồi phân tích lượng steroid tiết ra theo phân.
Mặc dù thể trọng và lượng thức ăn không thay đổi đáng kể, lượng GSF tách rời theo cột làm tăng lượng steroid trung tính tiết ra theo phân, đặc biệt là acid mật phụ thuộc steroid trung tính và acid cholic. Chứng minh trên cho thấy liều cao thìa canh làm tăng sự bài thải cholesterol và acid cholic theo phân.
Tác dụng chống béo phì
Thuốc trị béo phì OB-200G bán ở Ấn Độ là một hợp chất gồm:
• – cây thià canh (gymnema sylvestre)
• – cỏ đuôi lươn (garcinia cambogia – G. cochinchinensis)
• – gừng (zingiber officinale)
• – tiêu lốt hay tiêu hoa tím (piper longum)
• – nhữa một dược (myrrha) từ cây commiphora mokul (C. Momol là một dược họ trám).
Kết quả thử nghiệm của ĐH Panjab Ấn Độ trên chuột cho thấy: OB-200G đối kháng đáng kể đối với hiệu quả thèm ăn của PCAP (p – chlorophenylalanine), 8 -OH-DAPAT (di-N-propylamino-tetralin), cyproheptadin.
Độc tính
Độc tính chưa được biết nhiều. Nghiên cứu ở thú không cho nhiều chi tiết về mức độ an toàn. Không thấy báo cáo về tính độc hại cho người và chưa rõ mức độ an toàn nếu dùng dài ngày. Liều trên 10 viên G. Sylvestre / ngày có thể tạo tác dụng hạ đường huyết.
Cần nghiên cứu thêm về tác dụng trị tiểu đường và hạ mỡ. Hy vọng có thể dùng cây thìa canh cho những bệnh nhân bị lờn tác dụng của insulin.
Dây thìa canh cây thuốc quý trị bệnh tiểu đường
Cùng với sự phát triển của đời sống, số người mắc bệnh tiểu đường gia tăng nhanh chóng, thực sự trở thành mối lo ngại rất đáng báo động trên phạm vi toàn thế giới.
Theo điều tra xã hội học toàn quốc năm 2002, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của người từ 30 tuổi đến 64 tuổi của Việt Nam là 2,7% (gần 2 triệu người), riêng khu vực thành thị tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường là 4,4%, trong đó tỷ lệ bệnh nhân chưa chẩn đoán bệnh và điều trị là 64,6%.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, 44% người bệnh tiểu đường ở nước ta bị biến chứng thần kinh, 71% biến chứng về thận, 8% bị biến chứng về mắt, ngoài ra còn các biến chứng về tim mạch, khớp… Các biến chứng này thường tạo nên các di chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tàn phế suốt đời hoặc tử vong.
Dây thìa canh - Cây thuốc quý
Dây thìa canh, có tên khoa học là gymnema sylvestre, một loại cây dây leo, thân gỗ, được sử dụng tại Ấn Độ, Trung Quốc hơn 2.000 năm nay để trị bệnh nước tiểu ngọt như mật, nó còn có tên Gurmar, có nghĩa là kẻ hủy diệt đường. Dây thìa canh được biết đến và sử dụng rộng rãi tại nhiều nước như Ấn Độ với tên Diabeticin, Mỹ với tên Sugarest, Singapore với tên Glucos care, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia…
Hoạt chất chính trong Dây thìa canh là gymnemic acid, với cơ chế tác dụng của đã được xác định là tăng tiết insulin của tuyến tụy, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột, làm tăng hoạt tính của men hấp thu và sử dụng đường, giảm cholesterol và lipid máu.
Đến nay đã có khoảng 70 nghiên cứu về dây thìa canh trên thế giới, bao gồm cả nghiên cứu trên động vật và người, các nghiên cứu đã cho thấy tác dụng giảm đường huyết rất rõ rệt của dây thìa canh.
Dây thìa canh tại Việt Nam
Tại Việt Nam , từ năm 2006 các nhà khoa học thuộc trường Đại học Dược Hà Nội do tiến sỹ Trần Văn Ơn, phụ trách bộ môn Thực vật chủ trì đã lần đầu tiên điều tra phát hiện dây thìa canh tại một số tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam . Nhận thấy đây là cây thuốc quý, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập mẫu, phân loại, nghiên cứu thành phần hóa học, tổ chức nuôi trồng để tạo nguồn dược liệu sạch, ổn định để sản xuất sản phẩm phục vụ người bệnh sản phẩm dạng viên nang tiện dùng cho người bệnh.
Kết quả nghiên cứu đề tài được công bố trên tạp chí Dược học - Bộ y tế số 391 tháng 11/2008 cho thấy dây thìa canh tại Việt Nam cũng cho tác dụng hạ đường huyết như dây thìa canh ở nhiều nước khác. Tác dụng hạ đường huyết của dây thìa canh có những điểm tương đống như insulin nhanh: đỉnh tác dụng hạ đường huyết ở 2h và duy trì đến 4h; mức độ hạ đường huyết tương đương ở thời điểm 2h và 4h. Ngoài ra trên một số nghiên cứu khác cho thấy tác dụng giảm cholesterol máu giảm béo phì cũng rất hiệu quả.
Như vậy dây thìa canh có thể ứng dụng điều trị cho cả bệnh nhân tiểu đường týp 1 hoặc týp 2 phối hợp với các thuốc điều trị khác để kiểm soát và làm giảm đường huyết, ổn định kéo dài hàm lượng đường huyết, phòng ngừa biến chứng, giảm cholesterol và lipid trong máu, nâng cao đời sống tình dục của bệnh nhân tiểu đường nam giới. Hiệu quả sẽ rất khả quan đạt được sau đợt dùng 2-3 tháng, kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn.
Có thể nói việc tìm ra cây dây thìa canh tại Việt Nam - một dược liệu quý hiếm, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường và mỡ máu, mở ra triển vọng lớn ứng dụng các cây thuốc quý Việt Nam cho sức khỏe con người - một hướng giải pháp an toàn lâu dài cho bệnh nhân tiểu đường luôn sống vui khỏe.
(st)